Hàng chục ngàn người đã chết, hàng triệu người đã trở thành người tị nạn, gần 1/6 lãnh thổ Ukraine vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga...Đó chưa phải là tất cả những gì mà cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra. Năm 2022 là năm chiến tranh quy mô lớn quay trở lại châu Âu, cái nôi của hai cuộc xung đột toàn cầu của thế kỷ 20. Ukraine đã tồn tại với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, và cho đến nay đã tránh được một cuộc chiến thảm khốc trên diện rộng. Mục tiêu cho năm 2023 phải là cung cấp cho Kiev tất cả viện trợ cần thiết để chấm dứt xung đột theo các điều kiện của Kiev.
Cuộc chiến ở Ukraine đã định hình lại trật tự thế giới. Nhiều nước đang xem xét lại an ninh của họ như Phần Lan và Thụy Điển đã từ bỏ trung lập để tìm nơi trú ẩn của Nato. Đức đã đảo ngược sự thận trọng phòng thủ của mình bằng việc cam kết hiện đại hóa quân đội trị giá 100 tỷ euro.
Nhật Bản cũng đang đảo ngược chính sách 6 thập kỷ chủ nghĩa hòa bình và tăng cường chi tiêu quân sự - nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Xung đột Ukraine đã tập trung sự chú ý vào Đài Loan như một điểm nóng tiềm tàng cho một cuộc đụng độ giữa các siêu cường.
Mặc dù phải trả giá đắt, nhưng Ukraine đã giành được những chiến thắng thực sự là đã đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi cổng thành Kiev và đánh đuổi họ khỏi khu vực Kharkov và Kherson. Trên thực tế, một cuộc xung đột đã diễn ra từ năm 2014 đã củng cố bản sắc và ý thức về an ninh quốc gia của Ukraine.
Tuy nhiên, những thành công trên chiến trường của Ukraine không có nghĩa là các đồng minh của Kiev có thể dễ dàng hỗ trợ những gì mà Ukraine cần.
Đây cũng không phải là lúc xuất hiện một lệnh ngừng bắn hoặc đàm phán. Với việc Nga vẫn kiểm soát phần lớn trong số 4 khu vực mà nước này sáp nhập vào tháng 10, cộng với Crimea và một phần phía đông Donbas đã chiếm giữ vào năm 2014, các điều kiện không phù hợp để Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Thay vào đó, các đồng minh của Ukraine nên làm mọi thứ có thể để đảm bảo nước này có thể đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công mới nào và giành lại nhiều lãnh thổ hơn. Mục đích là đặt Kiev vào một vị trí mà họ cảm thấy có thể đàm phán, với thế mạnh nhất có thể. Điều đó có nghĩa là hỗ trợ ngân sách và trợ giúp tài chính nhanh chóng để sửa chữa cơ sở hạ tầng.
Điều đó cũng có nghĩa là các vũ khí phòng thủ phải tinh vi hơn, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hiện đã được Washington phê duyệt và các vũ khí tấn công. Ukraine cần tên lửa tầm xa, máy bay trực thăng và xe tăng. Mỹ và các nước khác đã ngần ngại cung cấp những vũ khí như vậy vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, có khả năng gây ra xung đột giữa NATO và Nga, hoặc trong nỗ lực chiếm lại Crimea mà Putin ám chỉ có thể gây ra xung đột hạt nhân.
Sẽ là công bằng nếu Washington đồng ý riêng với Kiev về các quy tắc giao chiến đối với vũ khí mà nước này cung cấp. Nhưng mục tiêu phải là đẩy Nga trở lại ít nhất là trước ngày 24 tháng 2 năm 2022. Việc chiếm lại các khu vực phía nam sẽ đặt Kiev vào tầm tấn công của Crimea, tạo cho nước này một lập trường đàm phán mạnh mẽ. Người dân Ukraine vào năm 2022 đã gây ngạc nhiên cho thế giới về độ kiên trì và Kiev đang chờ đợi được hỗ trợ gấp đôi vào năm 2023.