Phát huy lợi thế là một trong những đồng bằng lớn và phì nhiêu nhất Đông Nam Á, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm đến 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam - quốc gia hiện xếp thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Với diện tích gần 4 triệu ha và 3 vụ trồng lúa trong năm, khu vực ĐBSCL hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đòng trổ, chính vụ của vụ Đông Xuân và sâu cuốn lá gối lứa chính là lo ngại lớn nhất hiện nay của người nông dân miền Tây Nam Bộ.
Bà con nông dân lo lắng trước tình trạng áp lực sâu cuốn lá tăng cao
Sâu cuốn lá gây hại cho cây lúa bằng cách nhả tơ, chúng kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống và ăn phần thịt lá bên trong, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp. Vết thương trên mép lá còn tạo điều kiện cho nấm và các vi khuẩn gây hại cho cây lúa dễ dàng xâm nhập. Cây lúa khi bị mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, cho hạt bị lép lửng và gây thiệt hại đến năng suất của nông dân.
Hiện nay, do tình trạng xuống giống chưa đồng bộ, áp lực sâu cuốn lá gây hại ngày càng tăng cao kết hợp với sự hình thành nhiều lứa sâu với nhiều độ tuổi trên các giai đoạn lúa khác nhau. Ruộng lúa khi bị sâu cuốn lá phá hoại trên diện rộng sẽ trở nên xơ xác.
Với thời tiết se lạnh vào đêm và sáng sớm, ban ngày nắng mưa xen kẽ như hiện nay, cơ quan chuyên môn nhận định mật độ sâu cuốn lá gối lứa có thể đạt tới trên 100 con/m2. Nếu quản lý không hiệu quả, sự phát triển mạnh của sâu cuốn lá gối lứa ở giai đoạn đòng - trổ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa và thu nhập của bà con nông dân.
Thiếu biện pháp phòng trừ hiệu quả
Để phòng trừ loài sâu gây hại thường gặp này, bà con nông dân thường phải kết hợp tất cả các biện pháp từ thủ công, kỹ thuật canh tác, giải pháp sinh học cho đến biện pháp hóa học. Trong quá trình canh tác, kỹ thuật từ làm đất, bón phân, điều chỉnh mật độ sạ phù hợp, thời vụ, quản lý nước… cần thực hiện chuẩn xác để kiểm soát sự phát triển quá mức của sâu bệnh gây hại. Việc chủ động thăm đồng, thường xuyên kiểm tra kỹ gốc lúa, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, sử dụng phân bón nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa,... đều cần được chú trọng ngay từ đầu.
Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp truyền thống này vẫn chưa cao cũng như thiếu tính bền vững. Các loại thuốc hóa học trừ sâu nếu không được kiểm soát liều lượng sẽ gây hại cho nguồn thiên địch và mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của đồng ruộng. Hiện tượng sâu cuốn lá kháng thuốc ngày càng phổ biến cũng là nỗi đau đầu của người nông dân ĐBSCL.
Thấu hiểu lo ngại này, Tập đoàn Syngenta hàng đầu từ Thụy Sĩ đã nghiên cứu giải pháp công nghệ đột phá Plinazolin® cho hiệu quả khắc phục triệt để trong việc quản lý sâu cuốn lá gối lứa. Với cơ chế tác động tiên tiến công phá hiệu quả tính kháng sâu hại, công nghệ Plinazolin® của Syngenta ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của sâu cuốn lá trong khi vẫn bảo tồn nguồn thiên địch của đồng ruộng. Đây là giải pháp ưu việt của Syngenta với mục tiêu thiết lập một tiêu chuẩn mới về hiệu quả kiểm soát sâu hại và thay thế các hóa chất cũ kém hiệu quả trên thị trường.
Nhà sản xuất cũng cho biết tính ổn định dưới ánh sáng mặt trời và khả năng chống chịu rửa trôi của công nghệ Plinazolin® sẽ giúp kéo dài hiệu lực của thuốc sau khi phun và giảm số lần sử dụng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây lúa tối ưu.
Với hiệu quả diệt trừ sâu hại rõ rệt của công nghệ Plinazolin® từ Syngenta, giờ đây bà con nông dân ĐBSCL có thể giải quyết nỗi lo sâu cuốn lá gối lứa và an tâm đón Tết sau một năm đồng áng vất vả.