Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH mà cuộc sống gia đình anh anh Hồ Tấn Tài (ở ấp Bình Trung 2, xã Bình Thành Đông, huyện Phú Tân) từ hộ khó khăn đã từng bước ổn định, dần vươn lên thoát nghèo, có điều kiện nuôi con ăn học.
Anh Tài cho biết: Tháng 6/2020, gia đình anh vay vốn Ngân hàng CSXH 40 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi heo sinh sản. Với thời hạn vay, mức vay phù hợp với khả năng trả nợ của gia đình, hàng tháng, anh đều trả lãi và gửi tiết kiệm theo quy định.
"Nhờ đồng vốn tín dụng chính sách Ngân hàng CSXH đã giúp gia đình thoát nghèo, thoát nghề làm thuê, mướn, có tiền nuôi con ăn học, thay căn nhà tre lá bằng nhà tường khang trang".
Hộ vay Lê Thị Bé Chín
"Thời gian tới, tôi dự định sửa lại chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi để tăng thêm thu nhập cho gia đình, đề nghị Tổ tiết kiệm và vay vốn, chính quyền địa phương và Ngân hàng CSXH xem xét nâng mức vay để gia đình tôi thực hiện phương án".
Tương tự, nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã tiếp sức vợ chồng chị Lê Thị Bé Chín (ở ấp Long Phú 1, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) ổn định cuộc sống từ nghề nuôi bò vỗ béo. Chị Chín cho biết: "Tôi được vay vốn Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng, mua 6 con bò, xây chuồng trại, thuê đất trồng cỏ nuôi bò. Nay đã bán được 2 đợt lời gần 30 triệu đồng, hiện còn đang nuôi 4 con bò. Nhờ đồng vốn tín dụng chính sách Ngân hàng CSXH đã giúp gia đình thoát nghèo, thoát nghề làm thuê, mướn, có tiền nuôi con ăn học, thay căn nhà tre lá bằng nhà tường khang trang".
Quản lý vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả
Cùng với anh Tài, chị Chín, thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang đã có hàng nghìn hộ nông dân được Ngân hàng CSXH tiếp vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang, đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang thực hiện đạt 4.133,8 tỷ đồng,
Trong đó đó, dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh) đều có sự tăng trưởng đồng đều.
Bên cạnh việc tích cực cho vay các chương trình, chi nhánh và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã nhận ủy thác đã phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nợ, nâng cao ý thức của người vay trong sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
Hiện, tổng dư nợ uỷ thác vốn vay Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang thông qua 4 tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 4.130,5 tỷ đồng, với 148.000 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 27,8 triệu đồng/hộ.
Hàng năm, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang đã phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã tiến hành củng cố, chấn chỉnh, sắp xếp lại các Tổ Tiết kiệm và vay vốn thành viên ít, dư nợ thấp, các tổ bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả. Tổng số Tổ Tiết kiệm và vay vốn của toàn chi nhánh đến cuối năm 2022 là 3.174 tổ. Trong đó, tổ xếp loại tốt là 2.438 tổ (chiếm tỷ lệ 76,81%), tổ xếp loại khá là 521 tổ (chiếm tỷ lệ 16,41%).
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang Trần Thế Loan cho biết: Năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang đã tập trung triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Chi nhánh Ngân hàng CSXH đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới, việc làm và an sinh xã hội.
Đồng thời, tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội; phối hợp tư vấn, hướng dẫn người vay vốn mở rộng sản xuất, cách sử dụng đồng vốn hiệu quả gắn với các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương".