Dân Việt

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn

Khương Lực 12/03/2023 08:23 GMT+7
Nữ thí sinh Dương Thị Mến ở xã Tân Hoa gây bất ngờ khi giành giải nhất tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đến với cuộc thi, nữ thí sinh mặc bộ trang phục người Tày tự dệt bằng vải bông, không có hoa văn và mang theo chiếc đàn Tính - nhạc cụ độc đáo để hát những làn điệu Then.
Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 1.

Vượt qua 38 thí sinh dự thi vòng 2 , nữ thí sinh Dương Thị Mến - người Tày ở xã  Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã giành Giải nhất cuộc thi trình diễn người mặc trang phục dân tộc đẹp. Đây là một trong những hoạt động thu hút sự quan tâm, theo dõi của người dân sở tại và du khách khi đến trải nghiệm, vui chơi trong dịp diễn ra Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, diễn ra trong 2 ngày (mùng 8-9/3).

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 2.

"Hiện tại em đang rất vui mừng và rất tự hào khi nhận giải thưởng từ bộ trang phục Tày mà em rất thích" - thí sinh Dương Thị Mến nói và cho biết bộ trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ chất liệu vải bông nhuộm chàm do người dân tự dệt, tự may và không có hoa văn. Bộ trang phục được gắn liền với phụ kiện như đai, xà tích, vòng cổ, khăn mấn.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 1.

Trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang hiện có 8 dân tộc chủ yếu, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí… Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc ở huyện Lục Ngạn đã không ngừng sáng tạo và gìn giữ các giá trị văn hóa giàu bản sắc của vùng Đông Bắc tỉnh Bắc Giang.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 4.

Theo quy định của Ban tổ chức, thí sinh là nữ đăng ký tham gia phải có ngoại hình đẹp, chiều cao từ 1m60 trở lên; thí sinh nam có chiều cao từ 1m70 trở lên; độ tuổi từ 16 đến 28 tuổi. Trang phục dự thi bắt buộc phải khai thác trang phục truyền thống của 8 dân tộc huyện Lục Ngạn, khuyến khích sử dụng trang phục dân tộc thiểu số.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 5.

Từ 63 thí sinh đại diện cho các đơn vị xã, thị trấn, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên, Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lục Ngạn tham dự vòng sơ khảo, Ban Tổ chức đã chọn ra 38 thí sinh vào vòng thi bán kết trình diễn người mặc trang phục dân tộc đẹp. Tại vòng thi này, Ban tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba cùng các giải Khuyến khích và giải phụ.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 6.

Trao đổi với Dân Việt, bà Lý Thị Liên, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lục Ngạn, Trưởng ban giám khảo cho biết: "Để trình diễn trang phục đẹp Ban giám khảo đặt ra 3 tiêu chí lớn: Thứ nhất là trang phục phải duy trì, giữ gìn bản sắc của mỗi một dân tộc, từ trang phục quần, áo cho đến đôi giầy; Thứ hai là trình diễn, chúng tôi đánh giá việc đi trên sân khấu, thí sinh thể hiện phong thái từ cái động tác, phong thái đi cân trên sân khấu về dáng của con người; Thứ ba, đánh giá về người đẹp, nó đẹp từ tâm hồn - tể hiện trên khuôn mặt, trên dung nhan. Cái tiêu chí này đẹp người, đẹp nếp và đẹp bản sắc của người dân tộc".

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 7.

Năm nay các thí sinh dự thi đều quan tâm đầu tư, thể hiện bản sắc trang phục của dân tộc mình cho đến khăn quàng đầu, túi đối với nữ, nam thường có mũ. "Đó là một tiêu chí khó khăn để Ban giám khảo đánh giá, đặc biệt Ban giám khảo chú ý cả đôi giầy, giầy là giầy vải của trang phục dân tộc" - bà Lý Thị Liên nói.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 8.

"Bộ trang phục áo dài thổ cẩm em mặc dự thi năm nay do người dân tộc nhuộm, dệt những họa tiết, tạo nên một cái hài hòa, giống như trên trang phục của mình có sự hài hòa như kiểu sự đoàn kết của dân tộc mình. Mặc bộ trang phục này có ý nghĩa phần thân của áo dài và các họa tiết ở đây nó đan xen nhau giống như là các dân tộc anh em trong huyện Lục Ngạn và đất nước Việt Nam đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh" - thí sinh Trần Thị Phương Quỳnh - dân tộc Kinh ở Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn giành giải Nhì cho biết.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 9.

Cuộc thi trình diễn người mặc trang phục dân tộc đẹp huyện Lục Ngạn diễn ra trong buổi chiều nắng, nhưng rất đông người dân du khách quan tâm theo dõi, ủng hộ các thí sinh dự thi.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 10.

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, trong những ngày phiên chợ đầu Xuân, nhân dân từ các làng bản vùng cao đến các xóm thôn vùng thấp; từ già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng rộn ràng khăn áo mới, nô nức cùng nhau xuống chợ để được gặp gỡ hẹn hò, để vui chơi, hát hội giao duyên, để đắm mình trong mạch nguồn dân ca được truyền giữ từ bao đời, trong câu hát sli, hát lượn, câu sloong hao.. vấn vương thương nhớ bao người.

Mang trang phục tự dệt bằng vải bông, thí sinh người Tày gây bất ngờ tại cuộc thi trang phục dân tộc huyện Lục Ngạn - Ảnh 11.

Ngày hội Văn hóa- Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn được tổ chức là dịp để các địa phương giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa đặc sắc; đẩy mạnh quảng bá về hình ảnh của huyện Lục Ngạn vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa đổi mới phát triển hiện đại tạo điểm nhấn và động lực thu hút phát triển du lịch của huyện trong năm 2023.

CLIP: Nữ thí sinh Dương Thị Mến - người Tày ở xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đàn Tính, hát Then."Bài hát Lời hẹn ngày Xuân, sáng tác: Phùng Văn Muộn thể hiện ngày Xuân để mọi người đến gặp nhau vui chơi và gặp gỡ. Khi nắng ấm mùa xuân hoa đào nở, mọi người sẽ lưu luyến hẹn nhau đến vui Xuân. Khổ cuối của bài dặn những ai ở nơi xa đến đây để chơi Xuân thì hãy nhớ rằng đến thì nhờ mà về cũng nhớ để năm sau mọi người nhớ đến ngày hội hôm nay để đến đây và gặp nhau ở ngày hội" - nữ thí sinh Dương Thị Mến chia sẻ.