Dân Việt

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng"

Mỹ Hạnh 02/05/2023 19:11 GMT+7
Mùa quả rừng đặc sản, trong đó có trái trường hay còn gọi là trái vải rừng ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã bắt đầu. Dấu hiệu nhận diện là mấy sạp hàng ven đường, nhỏ gọn, đơn sơ, nhưng luôn bắt mắt.

Trái trường, còn có tên gọi khác là trái vải rừng gây ấn tượng hơn cả với màu đỏ hấp dẫn, gợi cho du khách sự tò mò về hương vị...

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 1.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 2.

Đoạn đường từ xã Núi Tô sang xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách vài chục mét là có 1 sạp bán vải rừng, kèm theo có thể là trâm, đào lộn hột, mây…

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 3.

Màu đỏ của lớp vỏ ngoài trái vải rừng dễ dàng gây chú ý, ai bắt gặp cũng phải dừng chân hỏi han, nếm thử. Tùy cảm nhận người ăn và chất lượng từng trái, chia sẻ ban đầu có đủ cung bậc: “Chua quá”, “Chua chua ngọt ngọt, rất thú vị!”, “Lạ quá hén, lắc muối ớt chắc là hết sẩy”.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 4.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 5.

Sạp vải rừng của chị Neáng Tim (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) bán được hơn chục ký mỗi ngày. Chị cho biết cây vải mọc trên núi cao, năm nào cũng ra trái. 

Mấy năm trước cây vải rừng chỉ là loại cây hoang. Từ khi được nhiều người biết đến, quả vải rừng trở thành đặc sản, hút khách, nên người dân lên núi thu hoạch rất nhiều để bán.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 6.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 7.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 8.

Cây vải rừng rất cao, tuổi thọ hàng chục năm. Dù sinh trưởng tự nhiên, không được chăm bón, nhưng đến mùa cây nào cũng sai trái lủng lẳng.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 9.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 10.

Mùa thu hoạch vải rừng kéo dài khoảng 2 tháng. Vì thân cây rất cao, người dân thường hái cả nhánh lớn rồi lặt gọn cành trái. Cây mọc tự nhiên, ai thu hoạch được thì đem bán. Tuy không bỏ vốn, nhưng công thu hoạch rất vất vả, nguy hiểm.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 11.

Ngoài màu đỏ thường thấy, có cây vải sẽ ra trái màu trắng, khi chín lớp vỏ chỉ ngả sang màu hồng nhạt, mùi vị không khác biệt: Thanh thanh, chua chua, ngọt ngọt và mùi thơm nhẹ.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 12.

Giá 1kg vải rừng là 80.000 đồng đầu vụ, khi thu hoạch rộ có thể “hạ nhiệt” còn 50.000 đồng/kg. Trước sự tò mò và có phần e ngại của người mua về loại trái lạ lẫm này, người bán rất nhiệt tình mời ăn để cảm nhận.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 13.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 14.

Trái vải rừng có kích cỡ chỉ bằng 1/3 trái vải thông thường, bên trong là lớp thịt trắng nõn. Để dễ ăn hơn, ngoài cách ăn trái tươi, nhiều người biến tấu trộn thêm đường, lắc muối ớt hoặc kết hợp các loại trái cây khác làm thức uống giải khát mùa hè.

Thứ quả rừng ở An Giang nói tên nhiều người đã tứa nước miếng, kên răng, nhiều người kêu "Lạ quá héng" - Ảnh 15.

Trái trường nói riêng và nhiều loại trái cây rừng nói chung ở Bảy Núi (tỉnh An Giang) được ưa chuộng bởi chúng là trái cây sạch, hiếm có, hương vị ngon lạ. Hơn nữa, ủng hộ các gian hàng này còn góp một phần thu nhập cho cư dân địa phương – những người bằng sự thân thiện, hiếu khách của mình đang tạo sức hút để phát triển du lịch bản địa.