Dân Việt

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng?

Lương Hà 30/05/2023 13:30 GMT+7
Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) không chỉ có kiến trúc độc đáo, mà còn lưu giữ một quả chuông nặng 9 tấn giữa lòng hồ và chưa một lần được đánh.

Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) không chỉ có kiến trúc độc đáo, mà còn lưu giữ một quả chuông nặng 9 tấn giữa lòng hồ và chưa một lần được đánh.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 1.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 2.

Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) hiệu là “Thần Quang Tự“ - một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt cấp Quốc gia của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 3.

Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tôn (thế kỷ XII), thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu bắc bộ (36.000 m2), cảnh quan sơn thủy hữu tình, có sông nhỏ và hồ bao quanh.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 4.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 5.

Năm 1902, Đệ Nhất Sư Tổ Phạm Quang Tuyên đã trùng tu tái thiết lại ngôi chùa Cổ Lễ theo kiến trúc mới "Nhất Thốc Lâu Đài", có quy mô rộng lớn.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 6.

Ngoài kiến trúc mái vòm độc đáo, kiên cố nơi đây còn lưu giữ 1 quả chuông có tên gọi là Đại Hồng Chung nặng 9 tấn, nằm giữa hồ trước chính điện.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 7.

Quả chuông dưới hồ chùa CổLễ là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam: cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 8.

Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên, cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc chuông Đại hồng chung này.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 9.

Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Nhân dân, các phật tử trong vùng đã góp tiền để đúc quả chuông.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 10.

Tháp Cửu phẩm liên hoa cũng là điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ với nhiều tầng vươn cao dần lên không trung.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 11.

Toà tháp này cao 32 m, có 8 mặt, được dựng năm 1927, từ 9 tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là 9 tầng trời.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 12.

Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật. Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh.

Vì sao quả chuông dưới hồ nước của chùa Cổ Lễ ở Nam Định lại chưa một lần được thỉnh tiếng? - Ảnh 13.

Tương truyền rằng tín đồ phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 của tháp, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp sẽ luôn gặp may mắn trong cuộc sống.