Dân Việt

Loại rau được mệnh danh là "thần dược" giải nhiệt ngày hè, hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm

N.A 09/06/2023 18:55 GMT+7
Từng bộ phận của loại rau này từ cây, củ, lá và rễ đều được thu hái vào mùa hè thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, cất kín dùng dần. Theo Đông Y, rau má là một trong những loại rau hàng đầu trong việc thanh nhiệt, giải độc.

1. Công dụng của loại rau được mệnh danh là thần dược giải nhiệt

Rau má có nhiều thành phần dinh dưỡng như kẽm, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, C và vitamin K.,...Sử dụng loại rau này làm thức uống hay chế biến món ăn đều tạo ra hương thơm, màu sắc đẹp làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng và bắt mắt.

Loại rau được mệnh danh là "thần dược" giải nhiệt ngày hè, hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm - Ảnh 1.

Rau má - Loại rau được mệnh danh là thần dược giải nhiệt ngày hè.

Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má

Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), lao và bệnh sán máng.

Rau má là loại rau giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Loại rau được mệnh danh là "thần dược" giải nhiệt ngày hè, hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm - Ảnh 2.

Loại rau có rất nhiều công dụng.

Rau má còn là loại rau được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.

Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

Một số nghiên cứu cho thấy loại rau này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.

2. Cách trồng loại rau thần dược tại nhà vô cùng đơn giản

Rau má là một loại rau thông dụng, không chỉ được sử dụng trong nấu ăn mà nó còn có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh.

Đặc biệt, cách trồng rau má cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần tận dụng những chiếc chậu nhựa cũ kỹ để gieo trồng và chăm sóc rau má ngay tại nhà với các bước cực kỳ đơn giản.

Loại rau được mệnh danh là "thần dược" giải nhiệt ngày hè, hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm - Ảnh 3.

Để bắt đầu trồng rau má tại nhà, bạn cần chuẩn bị những vật liệu như sau:

Dụng cụ trồng: Ta sẽ tiến hành trồng rau má tại nhà bằng chậu nhựa. Nếu không có chậu nhựa, bạn có thể trồng rau má vào trong thùng xốp, khay, bao xi măng,…

Đất trồng: Rau má có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất thịt pha cát, đất tơi xốp và loại đất phèn. Bạn nên sử dụng đất thịt pha cát là lý tưởng nhất. Điều quan trọng rằng, bạn cần phải đảm bảo một số yếu tố khác nữa về đất trồng rau má như độ tơi xốp, thoát nước, không sâu bệnh,…

Hạt giống cây rau má: Hiện nay trên thị trường có tất cả 3 loại giống rau má. Đầu tiên đó là rau má mèo với đặc điểm là cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất. Loại thứ hai là rau má cọng tím, có thân màu tím, phái lá hành răng cưa. Loại cuối cùng là rau má mỡ, thân và lá to, xanh mướt.

Loại rau được mệnh danh là "thần dược" giải nhiệt ngày hè, hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm - Ảnh 4.

Rau má - Loại rau cứ hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Bạn có thể mua các loại hạt giống rau má tại các cửa hàng nông sản hoặc siêu thị trên toàn quốc.

- Bước 1: Bạn có thể bỏ qua bước ngâm hạt và gieo hạt giống trực tiếp ngay xuống đất vì hạt rau má cho nảy mầm nhanh.

- Bước 2: Bạn cần gạch từng hàng thẳng để gieo hạt cho đều hoặc gieo đều cả khay. Việc làm này cũng giúp bạn điều chỉnh mật độ hạt giống hợp lý, khi gieo không bị quá dày.

- Bước 3: Sau khi gieo hạt xong, hãy phủ một lớp đất mỏng lên trên và tiến hành tưới nước bằng vòi hoa sen.

- Bước 4: Khoảng 3-5 ngày sau kể từ khi gieo hạt, bạn cần tiến hành phủ rơm rạ hoặc túi ni lông để giữ ẩm, tránh nắng để cho hạt nhanh nảy mầm hơn. Khi thấy hạt rau má có dấu hiệu nảy mầm, bạn hãy tháo gỡ chúng để cây đón ánh sáng.

Loại rau được mệnh danh là "thần dược" giải nhiệt ngày hè, hễ đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm - Ảnh 5.

Trồng rau thì ta không thể thiếu bước chăm sóc rau. Cụ thể, cách chăm sóc rau má rất đơn giản.

Đầu tiên, bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Nếu trời mưa thì bạn nên giảm số lần tưới. Bạn cần chú ý theo dõi vào những lúc trời mưa này để tránh tình trạng đất bị ngập úng khiến cây bị thối.

Cây rau má thường mọc bò trên mặt đất. Vì thế bạn cần thường xuyên làm cỏ để lấy khoảng trồng cho cây phát triển.

Khoảng 2 tuần sau khi gieo hạt, nếu rau má phát triển quá dày thì bạn có thể tỉa bớt và bắt đầu trồng sang một chậu mới.

Tiến hành bón phân sau khoảng 3 tuần gieo hạt. Loại phân bạn có thể sử dụng là: phân hữu cơ, phân bò, phân gà, phân cá, phân trùn quế,… Sau đó, bạn cứ bón phân mỗi 10-15 ngày 1 lần.