Dân Việt

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 2): Các nữ tu vay tiền cứu trẻ mồ côi, cảm hóa bằng tình yêu thương

Hải Đăng 18/07/2023 10:12 GMT+7
Sau những ngày gian nan chăm sóc, "ươm các mầm non" bất hạnh, đến nay các nữ tu sĩ ở mái ấm Thánh Tâm (Hà Nội) đã bắt đầu thu các "trái ngọt". Nhiều trẻ em mồ côi, mảnh đời bất hạnh đã lớn khôn, đỗ đạt các trường đại học, có em đã tốt nghiệp và đi làm.

 Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt"

Cứu sống nhiều mảnh đời bất hạnh

Trưa những ngày đầu tháng 7, trời nắng nóng như đổ lửa nhưng trong khu sân chơi của Thánh Tâm được che mái tôn chống nóng, bóng cây luôn rất mát mẻ. Một số cụ già neo đơn ngồi nói chuyện rất rôm rả, các em nhỏ chạy nhảy, nô đùa cười vang cả khu xóm.

Đến giờ ăn trưa các sơ lại tất bật vệ sinh, chăm chút Hoa Tâm (khoảng gần 2 tuổi), Minh Ngọc, Minh Tâm ăn sữa sớm. Vừa cắm ông hút, vừa nhẹ nhàng đưa hộp sữa lên miệng cho bé Hoa Tâm mút, sơ Nguyễn Thị Oanh vừa âu yếm, xoa đầu như để động viên con ăn được nhiều hơn.

Sơ Oanh kể: Trong số các con ở mái ấm Thánh Tâm, Hoa Tâm tên ban đầu bố mẹ đẻ đặt là Hoài Thương nhỏ tuổi nhất những cũng rất bất hạnh. Cuối tháng 12/2021, vừa mới chào đời đã bị khuyết tật (không có hậu môn) bị mẹ đẻ bỏ rơi, một người phụ nữ hiếm muộn đến viện có ý định xin về nuôi nhưng thấy con khuyết tật nên lại bỏ lại. 

Đến khi bệnh viện gọi về mái ấm Thánh Tâm, các sơ cũng rất bối rối vì mọi người chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị khuyết tật đặc biệt, nhưng sau khi hội ý nhanh chúng tôi quyết định nhận cưu mang Hoa Tâm.

Sau khi tiếp nhận và nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của con: Nếu không mổ cấp cứu nhanh bé sẽ không qua khỏi nhưng nếu mổ thì chi phí hàng trăm triệu đồng thì quá sức với các sơ. 

"Đứng trước giây phút sinh tử đó, chúng tôi quyết định để bác sỹ mổ cứu con. Các sơ phải gọi điện vay mượp tiền khắp nơi, ban đầu cũng khó khăn nhưng về sau Thánh Tâm cũng kêu gọi được các nhà hảo tâm quyết góp được trên 100 triệu đồng để chi trả viện phí cho con.

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 3): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 3.

Sơ Nam chăm sóc bé Nguyễn Hải Tâm gần 2 tuổi từng bị khuyết tật và đã được mái ấm Thánh Tâm chạy chữa đến nay sức khỏe đang dần ổn định. Ảnh: HĐ

Trong những ngày Hoa Tâm nằm viện, tôi luôn ở bên chăm sóc, hỗ trợ con. Từ tháng 12/2021 đến khoảng tháng 3/2022, Hoa Tâm phải trải qua 3 lần mổ và 5 lần gây mê. Mỗi lần mổ như thế con con bị mất máu nhiều, rất đau đớn, khóc nhiều nên tôi rất thương con, có sữa gì ngon nhất tôi cũng mua cho con ăn để bù lại dinh dưỡng", sơ Oanh nhớ lại.

Sau khi ra viện về với mái ấm, biết Hoa Tâm thiết thòi nhiều nên các sơ luôn bế bồng, cưng chiều chăm sóc đặc biệt nhất. "Do bộ phận mổ của Hoa Tâm chưa hoàn thiện hoàn toàn, thời gian dài ở viện về con bị suy dinh dưỡng nên các sơ luôn cho con ăn cẩn thận, các đồ ăn luôn phải đảm bảo mềm như cháo, bánh đa nấu có rau, lượng thịt, cá... vừa phải để con dễ hấp thụ hơn. Đến giờ con đã được hơn 9kg, phát triển gần với các đứa trẻ bình thường nên chúng tôi thấy rất vui và hạnh phúc" - sơ Oanh chia sẻ.

Đến nay đã gần 2 tuổi, Hoa Tâm đang tập nói. Mỗi lần được Hoa Tâm gọi mẹ, các sơ lại nở nụ cười rất hạnh phúc và mãn nguyện. "Dù vất vả nhưng nhìn thấy con mình chăm sóc lớn từng ngày, chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi và tự hào về công việc mà mình đang làm", sơ Nam, thành viên của mái ấm Thanh Tâm bộc bạch.

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 2): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 3.

Em Đinh Hải Tâm vừa sinh ra đã bị bỏ rơi ở cổng mái ấm Thánh Tâm, nhờ các sơ cưu mang, chăm sóc đến nay em đã lớn khỏe mạnh bình thường. Hiện, Hải Tâm đang được đi học (lớp 2) tại trường ở địa phương. Ảnh: HĐ

Vươn lên từ gian khó

Sơ Nguyễn Thị Bích, phụ trách mái ấm Thánh Tâm cho biết, chăm sóc các trẻ nhỏ mồ côi, người già neo đơn đã khó nhưng nuôi dưỡng, quản lý những người bị bệnh đặc biệt như động kinh, thần kinh còn khó hơn gấp nhiều lần.

"Người thường nói, dạy nhanh tiếp thu, chứ các trẻ bị động kinh, thần kinh, bệnh đặc biệt thì không có cách nào để chia sẻ được. Họ phá cửa, đạp bàn ghế, xé sách, thậm chí còn đánh, chửi các sơ cũng phải chịu. Có thời điểm các sơ phải thức cả đêm để canh giấc ngủ cho các con, nhiều nỗi khổ khó nói hết bằng lời lắm", sơ Bích kể.

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 3): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 5.

Sơ Nguyễn Thị Thảo, thành viên của mái ấm Thánh Tâm chăm sóc người khuyết tật. Ảnh: HĐ

Theo sơ Bích, khi về mái ấm, các sơ đều là người bình thường, chưa có kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng các con nên phải vừa làm vừa học. Người đi trước dạy người đi sau, vấp ngã lại đứng lên.

Theo Lời Chúa dạy: “các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thế ấy. Các sơ luôn kiên trì dùng tình yêu thương để cảm hóa, để nuôi dưỡng những mảnh đời bất hạnh ở mái ấm Thánh Tâm.

Không chỉ lo cho các em cơm ăn, áo mặc, các sơ còn luôn chỉ dạy các em cách cư xử, dạy đàn, dạy hát, dạy đạo lý làm người. Hiện, mái ấm Thánh Tâm có 10 em đang được học tại các trường ở các cấp, trong đó, có 3 em được đi học đại học, có em đã ra trường đi làm.

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 3): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 6.

Sau khi chuyển từ khu nhà cấp bốn cũ lên nhà mới, các thiết bị quạt, giường, tivi cũng được các nhà hảo tâm lắp đặt khang trang, hiện đại hơn. Ảnh: HĐ

Trong số các em trưởng thành phải kể đến như em Nguyễn Ðức Thành không may bị bỏng toàn thân từ nhỏ. Ðến khi mới học lớp 3, Thành lại mất cả cha lẫn mẹ, không còn người thân. Các sơ ở mái ấm đã đón em về nuôi và nhờ cậy sự giúp đỡ của rất nhiều ân nhân để phẫu thuật chỉnh hình cho Thành, giúp em bớt tự ti, mặc cảm. Vượt lên khó khăn, Thành chăm học, học giỏi và hiện đã là sinh viên năm cuối Khoa Công nghệ sinh học - Trường đại học Thái Nguyên.

Hay như cô bé Nguyễn Thị Thu đến với mái ấm khi mới học lớp 6. Bố mất, mẹ bị điện giật chết (mẹ của Thu cũng là con nuôi) cho nên khi ông bà nuôi mất đi, Thu hoàn toàn không còn người thân và may mắn được các sơ nhận về nuôi ở mái ấm Thánh Tâm. Nỗ lực và hiểu hoàn cảnh bản thân, Thu đã cố gắng học tập và thi đỗ vào Khoa Thiết kế đồ họa - Trường Sư phạm nhạc họa Trung ương. Đến nay em đã ra trường đi làm, các ngày nghỉ, Thu thường xuyên về mái ấm Thánh Tâm để phụ giúp các sơ tiếp tục chăm sóc những mảnh đời kém may mắn khác.

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 3): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 7.

Căn phòng của các bé ở mái ấm Thánh Tâm cũng được trang bị khá đầy đủ thiết bị, đồ dùng như quạt, tủ, gường đảm bảm cuộc sống sinh hoạt cho các con. Ảnh: HĐ

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 3): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 8.

Khu vui chơi của các con đang được sửa chữa lại. Ảnh: HĐ

Mái ấm Thánh Tâm ở Hà Nội (Bài 3): Hành trình từ gian nan nhận lại "trái ngọt" - Ảnh 9.

Nhiều trẻ khuyết tật, người bệnh đã biết phụ giúp công việc thường ngày ở mái ấm Thánh Tâm. Ảnh: HĐ