Cửa Hàm Tử, nơi Trần Nhật Duật bắt sống Toa Đô nay ở đâu, Hà Nội, Hưng Yên, hay Hải Phòng?
Cửa Hàm Tử, nơi Trần Nhật Duật bắt sống Toa Đô nay ở đâu, Hà Nội, Hưng Yên, hay Hải Phòng?
Cổng TTĐT quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Thứ sáu, ngày 24/02/2023 13:03 PM (GMT+7)
Xin nói khái quát về địa danh Hàm Tử – nơi diễn ra trận kịch chiến giữa quân nhà Trần do tướng quân Trần Nhật Duật chỉ huy với đạo thủy quân của giặc Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy. Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù, nay là xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Bến Hàm Tử là bến sông bắt đầu từ đầu cầu Quay đến phố Trần Nguyên Hãn (Bản đồ thời Pháp thường ghi từ phố Tam Kì đến phố Hải Dương).
Bến Hàm Tử dài 476m, rộng 4m, trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc đất xã An Dương, trước giải phóng Hải Phòng (năm 1955) thuộc khu Đường Cát.
Tuy chỉ là bến tàu sông nội địa nhưng ở vào vị trí gần các chợ Sắt, An Dương và nằm ở địa đầu ngã ba sông (nơi giao nhau của sông Tam Bạc và sông Cấm) nên trước kia bến này cũng khá sầm uất, tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền.
Bến Hàm Tử lúc mới mở gọi là Keđờ l’abatoa (Quai de Lábattoir) nghĩa là bến Lò sát sinh, vì đầu bến nối tiếp với phố Abattoir. Nhân dân quen gọi là bến Tam Kì vì ở đây có ngôi đền thiêng mang tên Tam Kỳ; sau cách mạng tháng Tám thì bến dùng tên dân gian này, từ năm 1954 đổi mang tên như hiện nay – bến Hàm Tử, một địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của quân và dân Đại Việt.
Bến Hàm Tử trước kia chỉ có kho, bãi, quán trọ, kể cả lô đất ở Bệnh viện Đông Y (nguyên là nhà thương Hoa Kiều) và sau này bệnh viện Đông Y giải thể để làm bến xe đi các tỉnh. Nay tất cả khu vực này đã được san lấp, xây dựng thành công viên Tam Kỳ – điểm nhấn quan trọng trong dải vườn hoa Trung tâm thành phố Hải Phòng kéo dài từ đập Tam Kỳ đến cổng Cảng chính.
Công trình kiến trúc cũ còn lại chỉ còn đền Tam Kì. Hiện nay bến chỉ còn trong ký ức của người dân Hải Phòng vì nơi đây đã hoàn toàn thay đổi, không còn là một bến sông nữa.
Cùng với cầu Quay (nay gọi là cầu Tam Bạc) khu vực này hợp với phố đi bộ ven sông Tam Bạc tạo thành khu vực có cảnh quan đẹp của thành phố, nhất là về đêm dưới ánh sáng đèn màu lung linh của cây cầu Tam Bạc soi bóng xuống dòng sông.
Cửa Hàm Tử ở Hưng Yên gắn với địa danh Tây Kết, Chương Dương
Xin nói khái quát về địa danh Hàm Tử – nơi diễn ra trận kịch chiến giữa quân đội nhà Trần do tướng quân Trần Nhật Duật chỉ huy với đạo quân thủy của Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy.
Tranh minh họa tướng quân Trần Nhật Duật cùng đội quân thủy do ông chỉ huy. Trần Nhuật Duật là con trai thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chỉ huy trận đánh Hàm Tử bắt sông tướng giặc Nguyên Mông là Toa Đô.
Trận Hàm Tử là trận đánh quan trọng của quân đội nhà Trần do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông) chỉ huy với quân Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược năm 1285.
Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù, nay là xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Trận Hàm Tử diễn ra trên đoạn sông Hồng từ ngã ba sông Luộc đến Thăng Long mà điểm quyết chiến là khu vực từ Tây Kết đến Hàm Tử, Chương Dương.
Trận Hàm Tử diễn ra nhằm phá tan tuyến phòng thủ của quân Nguyên Mông trên sông Hồng, cắt đứt đường hội quân của Thoát Hoan (đóng ở Thăng Long – trên bờ bắc sông Hồng) và quân Toa Đô từ Nghệ An về Thăng Long theo đường thuỷ dọc sông Hồng.
Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5/1285. 50.000 quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy cùng với quân của viên tướng Triệu Trung (nhà Nam Tống) đã nhanh chóng giành thắng lợi.
Chiến thắng trận Hàm Tử góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, quét sạch 500.000 quân giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt buộc Tổng chỉ huy quân địch là Thoát Hoan phải rút chạy về nước vào tháng 6 năm 1285.
Chiến thắng Hàm Tử là một chiến công vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vì vậy địa danh Hàm Tử đã được đặt tên cho nhiều đường phố ở Hà Nội và các nơi, trong đó có Hải Phòng như để nhắc nhở về hào khí Đông A thủa xưa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.