Danh hiệu Cây di sản Việt Nam được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam triển khai công nhận từ năm 2010. Sau hơn 22 năm, cả nước đã có hàng nghìn cây di sản thuộc gần 100 loài được công nhận.
Riêng Hải Dương đã có 65 cây cổ thụ các loại được công nhận, trong đó có 54 cây lim cổ thụ tại Đền Cao (Chí Linh), 6 cây ở Gia Lộc, 3 cây ở Kim Thành, 1 cây vải tổ ở làng Thúy Lâm, xã Thanh Sơn (Thanh Hà), 1 cây duối ở Thanh Miện.
Mời độc giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một số Cây di sản Việt Nam tại Hải Dương.
Cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn (Thanh Hà) được công nhận là Cây di sản Việt Nam từ năm 2019. Cây vải cổ thụ do cụ Hoàng Văn Cơm, một người địa phương (sinh năm 1848) trồng vào năm 1870.
Cây gạo cổ thụ nằm trong khuôn viên chùa Khánh Thiện, ở thôn Lạc Thiện, xã Liên Hòa (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) khoảng 175 năm, cao 25 m.
Thời điểm này, cây gạo ở chùa Khánh Thiện, thôn Lạc Thiện, xã Liên Hòa (Kim Thành) đang kết những chùm nụ chúm chím, chuẩn bị bung nở. Hoa thường nở vào tháng 3 - 5 hằng năm.
Cây muồng cổ thụ ràng ràng thôn Hưng Hòa, xã Liên Hòa (huyện Kim Thành) đã thọ khoảng 500 năm, gốc cây phải 3 người lớn ôm mới xuể.
Cây muồng cổ thụ ràng ràng thôn Hưng Hòa, xã Liên Hòa (Kim Thành) nằm trong khuôn viên miếu Vàng của làng. Cây có tuổi thọ khoảng 500 năm, cao 25 m. Mùa này, quả của cây đã chín già, bên trong là những hạt nhỏ có màu đỏ
Cây đa cổ thụ ở thôn Cát Hậu, xã Hồng Hưng (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2021. Gốc cây là điểm hóng mát của đông đảo nhân dân trong thôn hằng ngày.
Cây bồ đề cổ thụ ở thôn Ninh Hải, xã Kim Tân (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2022.
Cây bồ đề này có tuổi thọ khoảng 300 năm, đường kính thân cây khoảng 2 m. Gốc chính của cây bồ đề có chu vi rộng, là nơi nhiều người dân địa phương thường đến hóng mát.