Trong báo cáo điểm lại tháng 8/2023, với chủ đề "Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng", nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định,
Theo WB, đến cuối năm 2021, 99,8% người dân được tiếp cận điện. Trong giai đoạn 2000–2023, ngành điện có thể phục vụ song song tăng trưởng nhu cầu điện hàng năm ở mức 10%, nhờ tăng công suất điện cao hơn đến 16 lần (5GW in 2000, 81GW in 2023). Các đường trục truyền tải cũng được mở rộng, tổng cộng đến gần bốn lần trong cùng kỳ.
Tuy nhiên, trong tháng 05 và 06 năm 2023, miền Bắc phải chịu cảnh mất điện luân phiên thường xuyên, gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp ở quy mô lớn.
Trong tháng 05/2023, thiếu hụt nguồn cung để đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh lên đến 5,4GW. Tình hình được cải thiện trong tháng 06, và đã được giải quyết trong tháng 07 do nguồn nước tăng lên. Thiếu hụt điện trong mùa khô vốn đã diễn ra vào hè năm 2022, vào thời điểm đó thiếu hụt nguồn cung để đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh rơi vào mức 1,8GW.
"Ước tính sơ bộ cho thấy phí tổn kinh tế của các đợt mất điện vào tháng 05-06 rơi vào khoảng 1,4 tỷ US$ (tương đương 0,3% GDP)", WB đánh giá.
Theo WB, qua một khảo sát nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp ở miền bắc cho biết tổn thất về doanh thu lên đến 10%. Căn cứ vào ước thiếu hụt cung đến tháng 06, nhu cầu năng lượng không được đáp ứng cũng sẽ dẫn đến tổn thất về doanh thu cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở mức ước khoảng 75 triệu USD.
WB cho rằng, bất cân đối về cung hiện đang là vấn đề của miền Bắc, nơi nhu cầu đang gia tăng nhanh chóng (10% so với 8,5% trên toàn quốc) và có tính chất mùa vụ, nhất là trong các tháng 5-7/2023.
Nguyên nhân do sản xuất điện, đang lệ thuộc vào nguồn thủy điện và điện than, chậm trễ trong đầu tư cho sản xuất và truyền tải điện, trong đó hạn chế về truyền tải gây hạn chế trong việc tiếp cận công suất dư lớn ở miền Nam (khoảng 20 GW).
Tác động của El Nino đối với nguồn nước và nhu cầu sử dụng điện, cũng như sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào thủy điện do giá cả nhiên liệu tăng cao, cho thấy nguy cơ dễ tổn thương ngày càng lớn của khu vực đối với tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ cực đoan và tình trạng bất định gia tăng về điều kiện thủy văn) cũng như rủi ro về giá thương phẩm (cú sốc về giá nhiên liệu toàn cầu).
Vấn đề đặt ra là phải hành động nhanh chóng để giảm nhẹ rủi ro an ninh năng lượng và tổn thất kinh tế trong tương lai.
WB cho rằng, những can thiệp trong quản lý bên cầu có thể được triển khai ngay để xử lý thiếu hụt điện, chẳng hạn, dịch chuyển phụ tải của các ngành công nghiệp. Các biện pháp cấp thiết trước mắt bao gồm: Tránh chậm trễ trong lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong năm 2024 và 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải; và đa dạng hóa các nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực.
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể đem lại tác động nếu thiết lập ngay hệ thống theo dõi và chỉ tiêu bắt buộc theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các quy định dưới luật.
World Bank cũng đề cập đến các biện pháp trước mắt như sớm có lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong 2024, 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải; đa dạng hóa các nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực.
Ngoài ra, các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể đem lại tác động nếu thiết lập ngay hệ thống theo dõi và chỉ tiêu bắt buộc theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Cũng trong báo cáo hôm nay, World Bank dự báo GDP Việt Nam 2023 tăng trưởng 4,7%, sau đó phục hồi dần lên 5,5% vào 2024 và 6% vào 2025.