Dân Việt

Chuyển đổi số là cơ sở quan trọng để Mộ Đức hướng đến nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Trần Hậu - Đoàn Hồng 23/09/2023 15:00 GMT+7
Thời gian qua, huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) đã chủ động khắc phục khó khăn, xây dựng lộ trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) một cách cụ thể, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, quyết tâm xây dựng Mộ Đức đạt chuẩn huyện NTM vào cuối năm 2023.

Giao thông giúp Mộ Đức chuyển mình

Ông Ngô Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho biết: Để tạo đột phá trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 5/4/2023 về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM.

Trong đó, xác định việc thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng NTM là giải pháp, là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia; hướng đến xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 1.

Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, hướng tới xây dựng NTM theo hướng thông minh giai đoạn 2021-2025. Ảnh: T.H.

Ông Thanh cho biết thêm, không những trong xây dựng NTM, huyện Mộ Đức đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực đó là: Chính quyền số; Kinh tế số, xã hội số; Nông nghiệp.... Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã thực hiện đưa sản phẩm đạt OCOP lên sàn thương mại điện tử.

Một số hợp tác xã trên địa bàn huyện cũng đã đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội, trang điện tử bán hàng. Tiêu biểu như Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, Hợp tác xã rau truyền thống An Mô, Đức Lợi; Hợp tác xã nông nghiệp kỹ thuật cao Đức Thạnh;...

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 2.

Ông Ngô Văn Thanh (bên trái) – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức trò chuyện với phóng viên Dân Việt. Ảnh: T.H.

Theo ông Thanh, điểm sáng sau hơn 10 năm xây dựng NTM tại Mộ Đức, đó là diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển toàn diện, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương và giữa các nhóm dân cư.

Nhiều nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra và đang tập trung triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện một cách sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân về vị trí, vai trò, trách nhiệm trong xây dựng NTM.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 3.

Máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật được huyện Mộ Đức ứng dụng vào sản xuất lúa. Ảnh: CTV.

Hạ tầng giao thông thị trấn Mộ Đức được quan tâm đầu tư kết nối với các vùng kinh tế trong huyện, không gian đô thị được mở rộng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị ngày càng khởi sắc.

Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%; tỷ lệ đường thôn ít nhất được cứng hóa đạt 100%; tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện đạt 100% (cứng hóa trên 70%); tỷ lệ đường trục chính nội đồng được bê tông hoá đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận lợi đạt 100% (cứng hóa trên 70%).

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 4.

Các sản phẩm được chế biến từ nấm: rượu linh chi, nấm khô sợi ăn liền, hạt nêm nấm… của Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử. Ảnh: Đồng Xuân.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 5.

Sản phẩm của Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận được đóng hộp, dán tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: CTV.

Hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Có 47/47 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 2 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2.

Công tác an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách ngày càng tốt hơn, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đạt trên 44 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 11% xuống còn dưới 4,5%.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 5.

Mô hình trồng hoa lan mokara cắt cành được huyện Mộ Đức ứng dụng công nghệ số vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: CTV.

Ông Ngô Hữu Minh - Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mộ Đức cho hay, thời gian qua, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là giao thông, trường học… đã giúp cho diện mạo nông thôn tại huyện Mộ Đức đổi thay từng ngày. Đặc biệt, các dự án thực hiện theo nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.  

Đổi mới tư duy trong sản xuất nông nghiệp

Ông Thanh cho biết, huyện Mộ Đức xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng NTM và xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ làm khâu đột phá.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 6.

Huyện Mộ Đức xác định nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ làm trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ảnh: CTV.

Những dấu ấn trong phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao như mô hình trồng nấm các loại, mô hình trồng hoa lan mokara cắt cành… ở huyện Mộ Đức đã góp phần khai thác, phát huy tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền đổi thửa. Từ đó, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích tăng cao, đạt 95 triệu đồng/ha. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụ đều tăng trưởng khá.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 7.

Mộ Đức đã xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới đem lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: CTV.

Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện đã thực hiện hơn 120 dự án phát triển sản xuất từ nguồn vốn xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững với tổng vốn đầu tư trên 110 tỷ đồng; thu hút được 23 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng diện tích 665ha, tổng vốn đầu tư 1.668,5 tỷ đồng.

Đặc biệt là dự án trang trại bò sữa Vinamilk với số lượng nuôi hơn 4.000 con, sản lượng sữa thu hoạch bình quân 48 tấn/ngày, giá trị doanh thu hàng năm khoảng 280 tỷ đồng (diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ ngô nguyên liệu trên địa bàn huyện phục vụ chăn nuôi bò sữa hơn 200ha/năm).

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 9.

Mộ Đức tích cực đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Ảnh: CTV.

Các dự án đều cho hiệu quả kinh tế cao, tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn và làm vệ tinh cho sự phát triển kinh tế trong vùng sản xuất, giúp người dân thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, huyện cũng luôn quan tâm thu hút, đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, các điểm thương mại – dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân.

Huyện Mộ Đức là địa phương dẫn đầu trong tỉnh về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP. Với kết quả sau 5 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), địa phương có 27 sản phẩm đạt chuẩn, trong đó có 3 sản phẩm 4 sao và 24 sản phẩm 3 sao.

Chuyển đổi số -  nền tảng quan trọng để huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hướng đến nông thôn mới thông minh - Ảnh 10.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), Mộ Đức có 27 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 3 sản phẩm 4 sao và 24 sản phẩm 3 sao. Ảnh: CTV.

Chương trình OCOP đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.

Để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2023, huyện Mộ Đức phải huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư kinh phí, lồng ghép tốt các nguồn vốn, dự án khác để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cấp các tiêu chí để các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thị trấn Mộ Đức đạt chuẩn đô thị văn minh….