Bí thư một huyện ở Quảng Ngãi cùng dân "hái quả làm giàu" sau 10 năm “đánh cược” với cây mắc ca (Bài 3)

Hoàng Thảo Thứ sáu, ngày 14/07/2023 05:11 AM (GMT+7)
Từ mô hình trồng mắc ca thí điểm, hàng chục ha mắc ca trồng nhân rộng ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cũng đã cho trái. Cây mắc ca ví như làm giàu hứa hẹn tạo nên sự đột phá để người dân huyện Sơn Tây khá giả, như chính quyền và Bí thư Huyện uỷ Lê Văn Tùng đã kì vọng từ 10 năm trước đó.
Bình luận 0

Cây mắc ca ra "nữ hoàng quả khô"-Hướng đi mới đầy hướng hẹn

Những ngày giữa tháng 7, trong nắng trời gay gắt của buổi trưa đương hạ, khi PV Dân Việt trở lại Sơn Tây, cũng là lúc bước vào đỉnh điểm của mùa thu hoạch mắc ca ở vùng đất này.

“Quả ngọt” sau 1 thập kỷ “đánh cược” với mắc ca của Bí thư huyện ở Quảng Ngãi - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Lên, ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, (tỉnh Quảng Ngãi) bên một cây mắc ca ra nhiều trái của gia đình mình. Ảnh: Hoàng Thảo.

Đưa tay chỉ vườn mắc ca 4 năm tuổi, rộng khoảng 6,5 ha của mình, ông Nguyễn Lên, ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây phấn khởi cho biết, vụ năm nay số mắc ca thu hoạch ước khoảng 1,5 tấn. Trong đó riêng đợt thu hoạch vừa rồi được khoảng 1 tấn.

Toàn bộ số mắc ca mà ông Lên thu hoạch (đợt 1) đã được HTX Nông nghiệp Sơn Liên, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây thu mua với giá 80.000 đồng/kg. Ông Lên cũng là 1 trong những hộ dân đầu tiên ở huyện Sơn Tây trồng nhân rộng mắc ca ở địa phương này.

Cụ thể vào năm 2017, từ kết quả mô hình thí điểm đã đạt được; sự hướng dẫn và hỗ trợ của chính quyền Sơn Tây, trên diện tích 6 ha, ông lên đã đầu tư  mua giống mắc ca về trồng.

Sau 4 năm chăm sóc, số mắc ca trồng hiện đã sống của ông Lên khoảng 1500 cây. Theo ông Lên, vào năm 2022, mắc ca trồng đã cho cho lứa quả bói đầu tiên, vụ năm 2023 này, là lần thu hoạch thứ 2.

Đến năm 2022 vừa qua, hộ dân Nguyễn Ngọc Thành, xã Sơn Dung (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) đã đầu tư mua 880 cây Mắc ca (giống OC), trồng trên diện tích khoản 5 ha; hộ ông Đinh Văn Tơn, mua trồng 120 cây mắc ca, hiện nay số mắc ca của 2 hộ dân này, không chỉ sinh trưởng và phát triển tốt, mà tỷ lệ sống còn đạt trên 90%.

Chủ tịch UBND xã Sơn Liên Trần Minh Tuấn cho biết, qua theo dõi quá trình trồng và phát triển của mắc ca tại địa phương, nhận thấy loại cây trồng này khá phù hợp với vùng đất nơi đây; đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống khác.

Tại nhiều buổi gặp gỡ và tiếp xúc với bà con trước đó, nhiều hộ gia đình ở Sơn Liên bày tỏ mong muốn, chính quyền của xã và huyện Sơn Tây, hướng dẫn và hỗ trợ để đầu tư trồng nhân rộng mắc ca trên địa bàn.

"Trình làng" lô sản phẩm hạt mắc ca đầu tiên

Điều đáng mừng là không hái và bán thô sang tỉnh bạn như những năm trước đó, vụ thu hoạch năm nay 2023, hơn 1 tấn mắc ca của người dân trồng tại huyện Sơn Tây, đã được HTX Nông nghiệp Sơn Liên thu mua, chế biến và đóng họp, để bán ra thị trường cho người tiêu dùng Quảng Ngãi.

“Quả ngọt” sau 1 thập kỷ “đánh cược” với mắc ca của Bí thư huyện ở Quảng Ngãi - Ảnh 3.

Chế biến sản phẩm mắc ca tại HTX NN Sơn Liên. Ảnh: Hoàng Thảo.

Đây cũng là lần đầu tiên sản phẩm mắc ca trồng tại huyện miền núi phía Tây Quảng Ngãi, được "trình làng", đưa đến tay người tiêu dùng tỉnh này.

Để thu mua, chế biến và đưa sản phẩm mắc ca ra thị trường, HTX Nông nghiệp Sơn Liên, đã đầu tư hơn 200 triệu đồng mua các thiết bị sấy, tách, đóng họp.

CLIP: HTX NN Sơn Liên, huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) đã chế biến hạt mắc ca đưa ra thị trường sản phẩm mắc ca đầu tiên của địa phương...

Chị Phạm Thị Trầm - Chủ nhiệm HTX NN Sơn Liên cho biết, sản phầm mắc ca bán ra thị trường được đóng hộp, hủ nhựa, có trọng lượng 0,5kg/hộp, với giá hạt mắc bán của loại đặc biệt là 280 ngàn đồng/hộp, loại 1 có giá 250 ngàn đồng/hộp và loại 2 có giá 220 ngàn đồng/hộp.

Như vậy đến nay đã 10 năm kể từ khi triển khai mô hình thí điểm, với kết quả thực tế đã diễn ra và đạt được, mắc ca hứa hẹn là loại cây trồng tạo nên sự đột phát, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi trong tương lai.

Tuy nhiên nói về sự phát triển mở rộng diện tích mắc ca trên địa bàn trong thời gian đến, Bí thư Huyện uỷ Lê Văn Tùng trăn trở, dù mắc ca đã khẳng định phù hợp với nhiều vùng đất nơi đây; đồng thời hiệu quả kinh tế mang lại cao, thấp cũng đã rõ.

Thế nhưng với đặc điểm của Sơn Tây là một trong huyện miền núi còn nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, bà con chủ yếu là dân tộc thiểu số, nên điều kiện kinh tế của các gia đình còn khó khăn. Trong khi đó ngân sách địa phương quá eo hẹp, không thể hỗ trợ cho người dân để phát triển nhân rộng; nguồn vốn vay của ngân hàng cho cây mắc ca cũng không có.

“Quả ngọt” sau 1 thập kỷ “đánh cược” với mắc ca của Bí thư huyện ở Quảng Ngãi - Ảnh 6.

Bí thư Huyện uỷ Sơn Tây Lê Văn Tùng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) với nụ cười tin tưởng trong một lần kiểm tra thực tế mô hình trồng mắc ca. Ảnh: Hoàng Thảo.

Vì vậy cùng với kiến nghị đã gửi, huyện Sơn Tây rất mong trong thời gian đến, cấp ngành của tỉnh Quảng Ngãi và T.Ư, có sự hỗ trợ cho bà con nơi đây phát triển nhân rộng, hoàn thiện vùng trồng mắc ca gắn với chuỗi sản phẩm hạt mắc ca...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem