Củ mài không chỉ bổ dưỡng, tốt cho người mới ốm dậy, trong dân gian còn dùng hỗ trợ chữa bệnh tiêu khát, di tinh, mộng tinh và hoạt tinh, viêm tử cung (bạch đới) thận suy, mỏi lưng, chống mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm, đi tiểu luôn…
Nhận thấy củ mài là loại cây có củ rất ngon vừa là dược liệu quí có giá trị trong đời sống nên người dân bản địa miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) thường vào rừng tìm kiếm, đào củ khoai mài về bán kiếm tiền sinh sống.
Củ mài mọc trong rừng tự nhiên nên củ mài thường ăn sâu dưới lòng đất khiến cho những người đào củ mài trong rừng thường hay gặp các rủi ro, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xẩy ra như: sập hố, bị thú rừng tấn công khi đào khoai mài nhiều người phải bỏ mạng trong rừng.
Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ để việc lấy khoai mài sao cho tiện lợi, đỡ vất vả mà không bị nguy hiểm lại có thu nhập, cựu chiến binh Nguyễn Thái Hiệp (SN1953) trú tại thôn 9, xã Sơn Giang, là bệnh binh 2/4 đã tìm ra một hướng đi mới cho củ mài.
Ông Hiệp, thôn 9, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) trồng khoai mài xe kẽ giữa 2 hàng thông, vừa tiết kiệm đất, vừa cho thu nhập cao.
Năm 1994 ông Nguyễn Thái Hợp đã mạnh dạn vào rừng tìm hiểu lấy giống củ mài, hay còn gọi là củ (hoài sơn) về trồng thử nghiệm tại rừng thông của gia đình. Ông Hiệp cho biết. Củ mài có 03 loại, đó là loại giây mọc có gai, loại giây trơn và loại giây xanh. Trong đó, củ mài giây xanh chiếm ưu thế vượt trội, ưa thích quang hợp và cho năng suất cao.
Củ mài được ông Hiệp trồng thành luống rồi tấp thân cây vọt lên để chống nắng.
Mùa trồng củ mài bắt đầu từ tháng chạp (Al) trồng sau thời gian một tháng, đến mùa chim tu hú kêu thì củ mài mới mọc mầm, đến tháng 10 thân cây héo dần, lá rụng là lúc đó báo hiệu một chu kỳ phát triển kết thúc và cho thu hoạch.
Kỹ thuật trồng khoai mài khá đơn giản, chăm sóc dễ dàng, nhân công ít, vốn đầu tư thấp nhưng lại cho thu nhập cao hơn so với trồng cam bù, chăn nuôi hươu,v.v...Muốn có thu nhập cao từ trồng khoai mài, điều quan trọng nhất là phải có quĩ đất (trang trại,vườn đồi).
Củ mài thích hợp với thổ nhưỡng đất rừng có nhiều chất mùn và độ dốc thoai thoải, củ khoai mài không ưa nước, trồng giống như khoai lang, vét thành luống với độ sâu vừa phải, phía dưới trải một lớp vỏ bao xi măng để hạn chế củ mọc sâu xuống đất, sau đó bỏ phân chuồng, lân, cali, đạm tổng hợp rồi bỏ hạt xuống và lấp đất kín hạt giống.
Khi cây củ mài mọc thì tiến hành làm choải cho giây leo. Bình quân mỗi m2 đất cho thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ. Mỗi sào cho thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/vụ.
Mấy năm qua, gia đình tôi trồng khoai mài “xen kẽ vào chỗ đất trống giữa 2 hàng thông”, việc làm này vừa khai thác được tiềm năng của đất, vừa không bỏ phí đất rừng, lại vừa có thêm thu nhập cao. Hiện tại gia đình tôi “ông Hiệp”chỉ mới trồng 3 sào khoai mài/40 ha rừng thông và keo của gia đình được nhà nước giao từ năm 1996.
Mỗi năm ông Hiệp có thu nhập 150 triệu đồng từ củ mài, so với trồng thông thì cứ mỗi 1ha trồng 400 cây, phải sau 18 năm mới cho khai thác, trồng keo lấy gỗ sau 5 đến 6 năm cũng chỉ cho thu nhập 8 đến 10 triệu đồng/năm, còn khoai mài thu nhập bình quân 40 đến 50 triệu đồng/sào.
Nói về làm kinh tế thì chưa có loại cây nào lại “trồng giả nhưng ăn thật”mang lại giá trị cao như cây củ mài này” ông Nguyễn Thái Hiệp, vui vẻ chia sẻ.
Tổng thu nhập tính từ chăn nuôi bò, hươu, gà, thì mỗi năm gia đình ông Nguyễn Thái Hiệp thu về 200 triệu đồng. Với số tiền này ông Hiệp, bà Lành mới có đủ điều kiện để chi phí nuôi 5 đứa con ăn học Đại học thành đạt.
Quầy hàng của ông Nguyễn Thái Hiệp bán tại lễ khai hội Hải Tượng Lãn Ông..
Sản phẩm củ khoai mài được bán tại lễ hội Hải Thượng.
Khách hàng đến mua củ mài tại quầy hàng của ông Hiệp.
Giống khoai mài được bán với giá 5.000 đồng/hạt (củ).
Chia sẻ về dự định phát triển trong thời gian tới, ông Hiệp cho biết “do sản phẩm đầu ra còn hạn hẹp, chỉ bán cho một số nhà thuốc Đông y và một số thương lái trong và ngoài tỉnh, số còn lại người dân mua để sử dụng nấu chè khoai mài, cháo khoai mài, khoai mài xéo với nếp”.
Vì vậy, thời gian tới ông tập trung chuyển đổi kỹ thuật trồng mới bằng cách tạo hình, nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây khoai mài đưa lại, gia đình ông Hiệp đã vận động người dân, bạn bè, cán bộ các địa phương trong và ngoài địa bàn huyện Hương Sơn, như Can Lộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Quảng Bình đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nhờ ông cấp giống, tư vấn về chuyên môn kỹ thuật. Đến nay đã có khoảng 70 % số hộ gia đình mang về canh tác đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Để tìm hướng đi cho cây khoai mài trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Thọ, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết “quan điểm của UBND huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là rất đồng tình, ủng hộ về cách làm của hộ gia đình ông Hiệp, tuy nhiên để tạo đầu ra cho sản phẩm, UBND huyện phải xem xét để qui hoạch vùng trồng nguyên liệu, tổ chức liên kết, thành lập HTX và đăng ký thương hiệu, bản quyền để người dân an tâm sản xuất”...