Với thời gian trồng kéo dài và khó ra buồng, nên sản phẩm chuối tá quạ trở nên khan hiếm và đã trở thành trái cây đặc sản của vùng đất Cầu Kè. Nên mỗi khi du khách có dịp về đây thường chọn dừa sáp và chuối tá quạ làm quà biếu cho người quen.
Nông dân Nguyễn Văn Xuyên, ấp Hòa An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) cho biết: gia đình trồng 5 bụi chuối tá quạ trong quá trình trồng chuối tá quạ nhà vườn phải nhổ chuối con/bụi chuối sang trồng nơi khác; khi đó cây chuối mới ra buồng và đậu trái.
Còn để các cây chuối trong bụi chuối cũ đã có cây ra buồng và thu hoạch, sẽ không ra buồng và cho trái. Nên rất ít nhà vườn chịu nhân giống ra trồng.
Sản phẩm đặc sản của địa phương thông qua Chương trình OCOP - đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm khi đến với người tiêu dùng.
Đặc biệt, đối với vùng đất Cầu Kè, hiện nay, thông qua Chương trình OCOP đã phát triển và đem lại giá trị gia tăng rất cao cho các nông sản như dừa sáp, chuối tá quạ so với sản phẩm tiêu thụ chưa qua chế biến sâu.
Hiện trên địa bàn huyện Cầu Kè có 22 sản phẩm OCOP, trong đó có 13 sản phẩm 3 sao; 8 sản phẩm 4 sao (trong đó có 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao); 1 sản phẩm 5 sao (Dừa sáp sợi của Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè).
Cũng theo bà Đồng Thị Mai Linh, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Qui, từ nay đến cuối năm 2023, hợp tác xã phấn đấu xây dựng thêm 1 sản phẩm OCOP cho trái chôm chôm Tân Qui.
Đây cũng là một trong những trái cây đặc sản và khá nổi tiếng ở vùng đất cù lao Tân Qui và hiện đang được các nhà vườn sản xuất theo hướng sạch - an toàn. Qua đó, sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Cù lao Tân Qui hiện có khoảng 90ha chôm chôm); riêng chuối tá quạ, trước đây nhà vườn ít chăm sóc, với giá chuối tá quạ hiện nay, nhà vườn đẩy mạnh đầu tư và chăm sóc tốt nhằm mang lại giá trị kinh tế cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.