Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 32 USD, lên 2.439 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng 36 USD, lên 2.347 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Tuong tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 4,20 cent, lên 152,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng 4,05 cent, lên 153,85 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng trở lại 600 đồng, lên dao động trong khung 65.100 - 66.000 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 65.100 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 65.500 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.800 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
DXY đảo chiều giảm hơn 1% trong suốt cả phiên đã hỗ trợ các tiền tệ mới nổi lấy lại giá trị khiến thị trường gia tăng sức mua làm giá cả hàng hóa, chứng khoán đồng loạt tăng vọt. Góp thêm phần hỗ trợ là kỳ vọng Fed sẽ cân nhắc khả năng dịch chuyển việc tăng lãi suất về phiên họp cuối năm nay thay vì ngay trong phiên họp sắp tới. Các giới chức kinh tế Nhật Bản xem xét khả năng chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm và sự cải thiện các chỉ số kinh tế ở Trung Quốc đã tác động tích cực lên rổ tiền tệ mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ suy thoái của các tài sản rủi ro.
Tổng cuc Hải quan Việt Nam vừa báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 8 chỉ đạt 84.647 tấn (khoảng 1,41 triệu bao), giảm 30,97% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với ước báo trước đó của Tổng cục Thống kê là 90 ngàn tấn, do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2023 chỉ giảm 5,37% so với cùng kỳ năm 2002. Tuy nhiên điều này đã tác động tiêu cực lên mối lo thiếu hụt nguồn cung Robusta cho thị trường tiêu dùng và góp phần thúc đẩy thị trường giá tăng, cho dù hôm đầu tuần báo cáo tồn kho ICE – London đã bổ sung một lượng hàng rất đáng kể (490 tấn) từ nguồn cung Brazil.
Bệnh héo rũ là loại bệnh thường gặp trên cây cà phê, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như công sức và kinh tế của bà con.
Triệu chứng héo rũ cây con ở cà phê
Khi trời nắng, các lá non ở phần ngọn cây bị héo rũ xuống, nhưng ban đêm cây trở lại bình thường.
Bệnh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra. Chúng di chuyển và tấn công vào mạch dẫn của cây làm hư bó mạch, khiến cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng héo và chết.
Bệnh phát triển nhanh trên nền đất ẩm ướt, đặc biệt là những rãnh nước ngập hoặc thoát nước kém.
Bệnh héo rũ cây con cà phê có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời và áp dụng những phương pháp trừ bệnh đúng đắn, hợp lí, chẳng hạn như sử dụng thuốc BVTV.
5 loại thuốc trị héo rũ cây con ở cà phê được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
1. Thuốc trừ héo rũ cây con cà phê – Aliette 800WG
Aliette 800WG là thuốc trừ nấm héo rũ ở cây con cà phê hiệu quả. Thuốc có chứa hoạt chất Fosetyl-aluminium có tính lưu dẫn 2 chiều.
Sau khi phun, thuốc sẽ đi theo 2 chiều xuống rễ và lên ngọn và thấm nhanh đồng đều trên toàn bộ cây giúp tăng hiệu quả phòng trừ bệnh.
Cách dùng:
Thuốc được xử lý thuốc từ 2-3 lần cách nhau 7-14 ngày khi bệnh bắt đầu xuất hiện
Liều lượng: 0.25%
2. Thuốc trừ héo rũ ở cây con cà phê – Bisomin 2SL
Bisomin 2SL là thuốc trừ héo rũ thuộc nhóm thuốc trừ sâu sinh học với cơ chế tác động nội hấp, diệt trừ vi khuẩn hay nấm gây bệnh cho cây.
Thành phần hoạt chất Kasugamycin trong thuốc là một loại kháng sinh gốc thực vật được chiết xuất từ sự lên men của nấm Streptomyces kusagaensis còn có tác dụng bảo vệ cho cây trồng được phát triển thuận lợi nhất.
Bisomin 2SL rất an toàn với chim, cá, ong, thủy sinh.
Cách dùng
Liều lượng: 2.0 lít/ha
Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha
Phun ngay khi bệnh mới xuất hiện
3. Phòng trừ héo rũ ở cây con cà phê với Diboxylin 8SL
Diboxylin 8SL chứa hoạt chất Ningnanmycin – là một chất kháng sinh do nấm Streptomyces noursei var. xichangensis lên men tạo thành.
Hoạt chất này có tác dụng kìm hãm quá trình sinh trưởng của nấm và vi khuẩn, ngăn cản sự hình thành của vách tế bào nấm, bào tử; từ đó ngăn chặn bệnh hại lây lan và phát triển mạnh trên cây cà phê.
Cách dùng
Liều lượng: 0.5 lít/ha
Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện
4. Đặc trị héo rũ cây con cà phê với Strepgold 70WP
Streptomycin sulfate 70g/kg có chứa trong Strepgold 70WP là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.
Chính nhờ thành phần đặc hiệu này mà thuốc đặc biệt hiệu quả đặc trị bệnh do vi khuẩn và nấm gây bệnh, bao gồm cả bệnh héo rũ cây con cà phê.
Cách dùng
Liều lượng: 1.2 kg/ha
Lượng nước 400-500 lít /ha
Phun khi tỷ lệ bệnh 5-10%
5. Biobac 50WP phòng trừ héo rũ cây con cà phê hiệu quả
Biobac 50WP được biết đến là loại thuốc diệt trừ tốt các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra cho cây trồng, ngoài ra còn giúp cây trồng tăng sức đề kháng chống lại bệnh gây hại.
Thuốc được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá cao về mức độ an toàn, hiệu quả cao trong điều trị héo rũ cây con ở cà phê.
Cách dùng
Phun lần đầu khi cây ra trái, sau đó cách 7 ngày phun thuốc một lần, liên tục phun 4 lần.
Phòng trừ héo rũ cây con cà phê đạt kết quả tốt nhất
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và có biện pháp xử lý cây bệnh kịp thời.
Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.
Vệ sinh tàn dư cây vụ trước, khi bệnh nặng thì nên luân canh với cây trồng khác.
Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng.
Hạn chế dùng chung dụng cụ làm vườn để tránh bệnh lây lan. Khi sử dụng dụng cụ cũng cần nhẹ nhàng, tránh gây ra các vết thương cho cây.