Từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khai quật tại di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng có tổng diện tích 3.000 mét vuông ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 11/9/2023, tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Di tích Vòng thành Đá Trắng”.
Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh... cùng các chuyên gia đầu ngành về khảo cổ học Việt Nam.
Từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khai quật tại di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng có tổng diện tích 3.000 mét vuông ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN.
Trưng bày chì lưới, vật nhỏ làm bằng đất nung, buộc vào chài lưới đánh cá hoặc dây câu, được tìm thấy ở khu vực trung tâm của di tích Thành Đá Trắng, với số lượng khá lớn, tổng số lên đến hơn 120 hiện vật. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Trưng bày đồ gốm có chất liệu bán sứ được khai quật tại Vòng Thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Gốm Đại Việt được tìm thấy tại di tích Vòng Thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Quang cảnh di tích khảo cổ Vòng Thành Đá Trắng thuộc địa phận ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Các chuyên gia và nhà khảo cổ học khảo sát thực địa tại di tích Vòng Thành Đá Trắng ởấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Gốm sứ Trung Hoa thời nhà Minh-một trong những loại cổ vật, hiện vật được tìm thấy tại di tích Vòng thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Các đại biểu tham quan nhóm đồ sứ, đồ bán sứ và đồ sành được khai quật tại di tích Vòng Thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Di tích giếng nước tại Vòng Thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN.
Qua phân loại về đặc điểm chất liệu, loại hình, các nhà nghiên cứu xác định được phần lớn đồ gốm cổ được tìm thấy tại di tích Vòng Thành Đá Trắng có nguồn gốc từ gốm Champa. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN.