Trong cuộc đối đầu ban đêm, máy bay chiến đấu hai động cơ Thẩm Dương J-11 đã áp sát máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ với “tốc độ quá mức không kiểm soát được, bay bên dưới, phía trước và trong vòng 10 feet (3,05m) tính từ chiếc B-52, khiến cả hai máy bay có nguy cơ va chạm” - Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố đưa ra tối 26/10.
Video từ máy bay B52 cho thấy máy bay Trung Quốc bay ở cự ly chỉ cách 3m. Nguồn: PACOM.
Quân đội Mỹ cho biết: “Chúng tôi lo ngại rằng phi công này đã không biết mình đã suýt gây ra một vụ va chạm như thế nào”.
Mỹ nói rằng chiếc B-52 đang "tiến hành hợp pháp các hoạt động thường lệ trên Biển Đông trong không phận quốc tế" khi bị J-11 chặn hôm 24/10
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, nhưng trong một vụ việc tương tự vào tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ khiếu nại của Mỹ và yêu cầu Washington chấm dứt các chuyến bay như vậy qua Biển Đông.
Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong việc thúc đẩy các yêu sách của mình đối với hầu hết Biển Đông là vùng lãnh hải của mình, quan điểm này bị Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại sầm uất nhất thế giới.
Tuần trước, một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và một tàu hộ tống đã đâm vào một tàu bảo vệ bờ biển Philippines và một tàu tiếp tế của quân đội gần bãi cạn Cỏ Mây.
Mỹ và các đồng minh thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập hàng hải ở Biển Đông, đồng thời cũng thường xuyên cho máy bay bay qua khu vực này để nhấn mạnh rằng vùng biển và vùng trời này mang tính quốc tế.
Trung Quốc thường xuyên chặn máy bay nước ngoài, và mỹ nói rằng đã có hơn 180 vụ việc như vậy kể từ mùa thu năm 2021.
Tuy nhiên, chúng không thường xuyên ở cự ly gần như sự cố hôm 24/10.
Quân đội Mỹ tuyên bố rằng vụ việc sẽ không thay đổi cách tiếp cận của họ: “Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi thuyền và hoạt động - an toàn và có trách nhiệm - ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.