Trong số những loại cá bổ dưỡng với sức khỏe con người không thể thiếu lươn. Đây là loại cá có hình dạng như rắn mà những người "yếu bóng vía" không dám ăn hoặc dám ăn mà không dám làm.
Điều kiện sống ngày nay đã tốt hơn trước rất nhiều, chế độ ăn uống cũng được chú ý nhiều hơn, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể bỏ qua tác động của chế độ ăn uống đối với sức khỏe.
Người ta nói bệnh tật xâm nhập qua đường miệng, muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống.
Cùng với sự phát triển kinh tế, điều kiện sống tốt, cuộc sống có thêm nhiều nguyên liệu thực phẩm hấp dẫn mà bạn có thể lựa chọn.
Vào mùa thu, khi thời tiết hanh khô hơn, nhiều người thích uống một ngụm canh. Nhắc tới canh thì nhiều người sẽ thích uống canh cá vì hương vị thơm ngon mà còn bổ dưỡng, có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng cường trí não và trí thông minh. Trong đó, canh lươn là món đặc biệt bổ dưỡng.
Các dưỡng chất trong loại cá này rất hữu ích cho việc nuôi dưỡng cơ thể của chúng ta và giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, con lươn còn rất tốt trong việc bổ thận và tăng cường dương khí, làm dịu cơ xương, rất hữu ích trong việc cải thiện tình trạng đau thắt lưng và xương cũng như đau cơ và xương.
Thịt lươn rất giàu phốt pho, canxi, sắt, protid, lipid, hàm lượng vitamin B1, B2, B6, PP và D rất cao, cùng các nguyên tố vi lượng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, tăng cường cơ bắp, khiến cho cơ thể nam giới khỏe mạnh và cường tráng.
Loại cá này cũng tác dụng dưỡng huyết điều kinh, làm da hồng... thích hợp với nam giới liệt dương, nữ giới bị bệnh phụ khoa.
Lươn là loại cá giàu chất đạm, được nhân dân ta dùng chế biến nhiều món ăn ngon, hương vị độc đáo, như miến lươn, cháo lươn, lẩu lươn, canh lươn, lươn rán, lươn om, lươn xào thịt ba chỉ, xào sả ớt...
Món ăn: Canh lươn kỷ tử
Nguyên liệu: Lươn, kỷ tử, muối, gừng, dầu ăn.
Cách làm
1. Làm sạch lươn
Lươn khá nhớt nên nhiều chị em ngại làm và cũng không biết cách nào làm sạch. Mẹo nhỏ là cho lươn vào túi nilon, bỏ muối vào túi rồi dùng tay nhào nhặn trong khoảng 2 phút. Muối cọ sát lên thân lươn và giúp làm hết nhớt. Lấy lươn ra rửa sạch bằng nước ấm và lau khô.
Cách thứ 2 là cho lươn vào nước nóng (không phải nước sôi). Lươn vùng vẫy và loại nhỏ nhớt vào trong nước. Sau khi đã hết nhớt, bắt lươn ra mổ bụng, loại bỏ nội tạng rồi rửa lại bằng nước muối.
Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt lươn với nước cốt chanh hay nước vo gạo, không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng.
Dùng 1 thau tro bếp, cho lươn vào phủ tro lên hết lươn, vuốt từ đầu đến cuối sau đó vuốt bỏ hết tro bếp rồi rửa lại sạch với nước.
2. Cắt nhỏ
Sau khi lươn đã sạch nhớt thì bạn có thể loại bỏ xương và nội tạng của lươn, bỏ đầu đuôi, rửa sạch bằng nước ấm. Mọi người cho rằng rửa lươn bằng nước lạnh khiến cho thịt bị tanh nên tốt nhất bạn nên rửa bằng nước ấm.
Cắt lươn thành từng khúc ngắn vừa ăn. Kỷ tử và gừng rửa sạch, gừng thái mỏng.
3. Nấu canh
Cho dầu vào nồi, đun nóng dầu rồi thả gừng vào xào cho đến khi có mùi thơm. Đổ thịt lươn vào xào. Bạn không nên đảo đều mà chỉ cần để lửa nhỏ và đun cho lươn chín vàng.
Khi lươn có màu vàng thì thêm nước sôi vào và đun trên lửa lớn, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun từ từ. Sau đó cho kỷ tử vào, đật nắp và đun nhỏ lửa trong 30 phút.
4. Nêm nếm gia vị và thưởng thức.
Sau khi hầm lâu, món canh của bạn sẽ rất thơm ngon. Bật lửa to, cho nước sôi thì điều chỉnh thêm chút muối cho vừa ăn, dùng thìa khuấy đều rồi bắc xuống và sẵn sàng thưởng thức.
Món canh lươn kỷ tử đơn giản và thơm ngon, bạn mất ít thời gian để hoàn thành. Nếu bạn bị đau thắt lưng hoặc chân tay không được khỏe thì có thể uống thêm món canh lươn kỷ tử để sức khỏe được tăng cường.
Món canh lươn kỷ tử có tác dụng nhất định trong việc bồi bổ máu và khí huyết. Mùa thu đông là thời điểm thích hợp để bạn thưởng thức loại canh này.
(Theo SH)