Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao tháng 1 tăng 48 USD, lên 2.406 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 39 USD, lên 2.360 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng 3,60 cent, lên 174,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng 2,60 cent, lên 172,10 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 700 - 800 đồng/kg. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 57.300 - 58.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 57.300 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg. Kế đến là Gia Lai và Đắk Nông với 57.800 đồng/kg, tương ứng tăng 700 đồng/kg và 800 đồng/kg. Đắk Lắk giao dịch ở mức 58.000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg.
DXY tăng thêm 0,68% sau những phát biểu cứng rắn của các quan chức Fed, mặc dù Chủ tịch Fed hôm qua chưa nói gì. Chứng khoán Mỹ có xu hướng hỗn hợp, bất chấp lạm phát chậm lại, phần lớn các sàn nguyên liệu công nghiệp nhường chỗ cho các sàn nông sản nhiệt đới.
Giá cà phê hai sàn tăng hồi phục do có sự hỗ trợ từ dữ liệu báo cáo tồn kho của ICE tiếp tục sụt giảm. Báo cáo từ cảng Santos cho thấy lượng hàng xuất khẩu trong tháng 9 chỉ đạt 76% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường lo ngại sự chậm trễ này có thể kéo dài tới tới cuối năm nay, buộc các nhà rang xay phải tăng mua hàng có sẵn trên cả hai sàn. Trong khi giá cà phê giao ngay đồng loạt tăng nhẹ tại các trung tâm thương mại nội địa Brazil.
Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 10 chỉ đạt 43.725 tấn (khoảng 728.750 bao, bao 60 kg), giảm 14,21% so với tháng trước và giảm tới 48,80% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy lượng hàng gối vụ của Việt Nam dường như còn không đáng kể.
Bệnh gây hại trên lá, làm lá rụng, cây kiệt sức, sản lượng kém và có thể chết.
Vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá, bắt đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó lớn dần có màu vàng cam và cháy, các vết bệnh có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá và làm lá rụng.
Bệnh gây hại mạnh trên cà phê chè, đối với cà phê vối tỷ lệ số cây bị bệnh chỉ khoảng 50% và trên từng cây mức độ bị bệnh cũng khác nhau.
Thời điểm gây hại:
Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
Thuốc phòng trừ:
Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25 - 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).
Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.