Thực hiện Quyết định sô 2474/ QĐ- TTG ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011- 2022; Nghị Quyết số 1042 / QĐ – TTG ngày 17/7/2017 của chính phủ ban hành thực hiện chiến lược phát triển Thanh niên Viện Nam giai đoạn II (2016 - 2020), những năm qua, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND , UBMTTQ Huyện Hạ Lang đã và đang triển khai nhiều chương trình đồng hành cùng các đoàn viên, thanh niên tạo điều kiện học tập và triển khai thực hiện đa dạng, phong phú các hoạt động nhằm thắp sáng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, phát huy tinh thần xung kích, của thanh niên trong thi đua lao động sản xuất.
Với sức trẻ, cùng khát khao lập thân, lập nghiệp, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Hạ Lang đã mạnh dạn thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, mang lại hiệu quả kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, góp sức trẻ xây dựng quê hương giàu đẹp, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.
Đoàn viên thanh niên huyện Hạ Lang xay dựng công trình vườn hoa thanh niên tại Thị trấn Thanh Nhật
Trong 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Namiện Nam giai đoạn II (2016 - 2020) và Chương trình phát triển thanh niên, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và địa phương đã xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ ĐVTN khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo với nhiều nội dung, hình thức phong phú và đa dạng...
Công tác đào tạo nghề, giải quyết công việc cho thanh niên được huyện quan tâm, thúc đẩy, bước đầu đáp ứng nhu cầu xã hội hóa và đa dạng hóa ngành nghề, mang lại kết quả; công tác định hướng nghề, dạy nghề và giới thiệu việc làm được tổ chức đồng loạt, hỗ trợ tạo công việc cho lao động trẻ tại địa phương sau khi học nghề.
Hiện nay trên địa bàn huyện Hạ Lang có 5.409 thanh niên chiếm 21,38% tổng dân số huyện với 361 đảng viên đang tham gia sinh hoạt đoàn tại 21 tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc với 4 cụm thi đua, có 60% thanh niên đạt trình độ THPT và tương đương; 80 % thanh niên ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn đạt trình độ Trung học cơ sở; 60% thanh niên là cán bộ, công chức cấp xã được nâng cao bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và tin học, 15% thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp huyện, cấp xã; 5 % Thanh niên đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan nhà nước; 5% thanh niên đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức CT - XH. Cử 13 em học sinh đi học theo chế độ cử tuyển, đến nay đã tốt nghiệp và bố trí công việc được 9 em; Tiếp nhận và bố trí 06 đội viên theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ- CP.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết công việc, định hướng nghề nghiệp, giúp thanh niên có công việc, thu nhập ổn định được cấp ủy, chính quyền chính quyền địa phương quan tâm, lãnh chỉ đạo thường xuyên, đến nay 70% thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, trong đó 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục hướng nghiệp.
Mỗi năm giải quyết việc làm cho thanh niên trên 300 người, 100% thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ người lao động, người sử dụng lao động; đăng trên 900 tin, bài, ảnh tuyên truyền về nhề nghiệp và việc làm cho đoàn viên, thanh niên. Giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 4% và ở nông thôn xuống dưới 5%. Đến nay trên địa bàn huyện có 1.752/ 5.409 thanh niên đi làm ăn xa.
Trong giai đoạn vừa qua huyện đã triển khai, thực hiện được 60 công trình thanh niên; trên 200 phần việc thanh niên với giá trị làm lợi trên 900 triệu đồng; đã có 150 hoạt động của đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, 180 hoạt động tham gia xây dựng văn hóa thôn, xóm...... thu hút trên 20.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.
Trong đó phải kể đến phong trào thanh niên sáng tạo khởi nghiệp đã thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia, các cơ sở Đoàn, Hội. Từ năm 2019 đến nay Hội LHTN huyện Hạ Lang đã phối hợp tổ chức 02 hội nghị tập huấn về khởi nghiệp, lập nghiệp; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, triển khai hiệu quả các Hội nghị học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn tại các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu...
Hội duy trì 13/13 câu lạc bộ “ Thắp sáng niềm tin” ở các xã , thị trấn, “Đối thoại giữa Thanh niên Hạ Lang với các đồng chí lãnh đạo huyện”; chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm”. Hưởng ứng cuộc thi “ Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn tỉnh Cao BẰng” trên địa bàn toàn huyện đã có trên 350 ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo trên các lĩnh vực gửi về Huyện Đoàn, chọn lọc 4 sản phẩm dự thi cấp tỉnh. Trong đó có 1 tưởng đạt giải 3 và 03 ý tưởng đạt giải khuyến khích
Công trình Thanh Niên tại Nhà văn hóa xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc
Xác định tín dụng chính sách là điểm tự giúp thanh Niên khởi nghiệp đối với những mô hình khởi nghiệp, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo Ban Thường vụ Huyện Đoàn phối hợp với ngân hàng CSXH huyện tiếp tục thẩm định, hướng dẫn cách làm hồ sơ và tạo điều kiện để cho ĐVTN trong huyện có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn vay khởi nghiệp của Huyện Đoàn Hạ Lang.
Qua đó đã tthúc đẩy đoàn viên thanh niên đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế; Các mô hình chăn nuôi thương phẩm mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả, trong thời gian gần đây là trồng cây gai xanh, Mác Ca, bưởi da xanh, các giống cây ngô, lúa mới mang lại nhiều giá trị kinh tế, các ứng dụng khoa học công nghệ cũng đã được đoàn viên, thanh niên làm chủ hộ đưa vào canh tác, phát triển sản suất, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Đến nay, tổng dư nợ do Đoàn thanh niên quản lý đến hết tháng 2/2023 trên 39,6 tỷ đồng gồm 22 tổ TKVV có 555 hộ vay, với 19 mô hình thanh niên phát triển kinh tế khởi nghiệp vay vốn từ nguồn vốn vay thanh niên. Các mô hình thanh niên khởi nghiệp đều được đánh giá tốt về sử dụng nguồn vốn, những dự án tiêu biểu mô hình trồng quýt, trồng cam; mô hình VAC nuôi lợn thịt, lợn giống, ao cá và trồng cây ăn quả;
Anh Nông Thanh Chuyền đoàn viên chi đoàn xóm Kỳ Lạc, xã Quang Long. Đây là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế mô hình trồng cam của anh mở ra hướng đi mới cho nhiều nông hộ, góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Anh cho biết: Từ năm 2015 anh mạnh dạn mua 200 cây cam để trồng; thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, cam bị sâu bệnh chết; song không nản chí, anh kiên trì tìm hiểu nhiều tài liệu thông tin trên mạng Internet, đọc báo nghiên cứu; đi thực tế để học hỏi kinh nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả...
Từ đó anh xây dựng quy trình chăm sóc, bón phân hợp lý cho cây cam ra hoa, đậu quả, đạt năng suất, chất lượng đến nay có hơn 200 gốc cam đã cho thu hoạch sản lượng đạt hơn 5 tấn quả; chất lượng quả ngon, ngọt, được thị trường ưa chuộng; anh chủ yếu bán trên địa bàn huyện và thành phố Cao Bằng thu nhập 70 - 80 triệu đồng/năm.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây cam, anh tiếp tục chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả để mở rộng thêm; đến nay anh đã có gần 1.000 cây cam; trồng thêm 100 trụ thanh long; trồng thử nghiệm gần 20 cây bưởi; hiện các cây trồng phát triển tốt và đang cho quả.
Mô hình trồng cam của anh Nông Thanh Chuyền đoàn viên chi đoàn xóm Kỳ Lạc, xã Quang Long
Hay như mô hình chăn nuôi bò sinh sản, Anh Nông văn Cán, bí thư Chi đoàn thanh niên cho biết: Được sự giúp đỡ của các cấp, Ngân CSXH huyện tạo đệu kiện giúp đỡ cho tôi vay vốn khởi nghiệp của thanh niên, tham dự các buổi tập huấn học tập kinh nghiệm chăm sóc bò sinh sản, từ 2 còn bò sinh sản sau 2 năm chăm sóc, đến nay đàn bò đã phát triển thêm được 6 con bò, tạo điều kiện cho gia đình phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho gia đình
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản, Anh Nông văn Cán, bí thư Chi đoàn thanh niên xã Quang Long, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
Từ thực tế đại đa số đoàn viên, thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên dân tộc có xuất phát điểm thấp. Nguồn vốn vay cho ĐV-TN còn ít, nhỏ giọt, trong khi nhiều ĐV-TN có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi còn hạn chế, thủ tục cho vay vốn phức tạp. Đa số thanh niên sống phụ thuộc, chưa có tài sản thế chấp, diện tích đất sản xuất để thực hiện mô hình kinh tế ít. Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, mở rộng và phát triển sản xuất còn lúng túng. Thanh niên thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và kiến thức về thị trường. Do đó, các mô hình kinh tế của thanh niên mới chỉ dừng ở mức manh mún, nhỏ lẻ
Đồng chí Hoàng Văn Hải Phó Bí Thư TT Huyện ủy, trưởng ban chỉ đạo phát triển thanh huyện cho biết: Thời gian tới, để tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên, huyện Hạ Lang tiếp tục đẩy mạnh vận động, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên áp dụng khoa học-kỹ thuật vào phát triển kinh tế; thường xuyên theo dõi, nắm bắt nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên để định hướng tư vấn nghề nghiệp phù hợp; hỗ trợ những ý tưởng, mô hình khởi nghiệp có tiềm năng được vay vốn, khoa học - kỹ thuật, tiếp tục xây dựng và nhân rộng những mô hình hay cách làm hiệu quả về phát triển kinh tế đến đông đảo ĐVTN tại địa phương.
Có thể thấy, việc đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của cấp ủy, chính quyền huyện Hạ Lang ngày càng đi vào chiều sâu và đạt nhiều kết quả tích cực. Hơn hết, với thanh niên nông thôn, sự đồng hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương là bước đệm quan trọng giúp mỗi bạn trẻ tự đứng vững trên đôi chân để bước đến chinh phục thành công con đường phía trước.
Qua đó, khẳng định vai trò của cấp ủy, chính quyền trong đồng hành với thanh niên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.