Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 28/2015 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/2/2024 có nhiều nội dung mới được đề về việc đóng - hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Theo đó, Thông tư 15 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch.
Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ 1 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, Thông tư 15 cũng thay đổi công thức tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu xác định như sau:
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm 1 trường hợp được tính bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp. Đó là trường hợp người lao động được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động có thời gian đóng BHTN từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu, để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Nếu người lao động có thời gian đóng BHTN dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng xác nhận bổ sung được bảo lưu.
Hai trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng BHTN
Thông tư 15 cũng nêu rõ, người lao động cần lưu ý 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đó là người lao động đóng BHTN trên 144 tháng thì chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, còn số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Số tháng lẻ chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu khi người lao động thuộc một trong 3 trường hợp: Không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp; bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Các trường hợp không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, không bao gồm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội bảo lưu.
Người lao động tuy không phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm nhưng phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm (thông qua điện thoại, thư điện tử, fax, ...) về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày cuối cùng của hạn thông báo.
Đồng thời gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính, hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.
Người lao được đề nghị hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp Theo Thông tư 15, trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một địa phương, mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác, thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động được hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm, nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp đã chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm, nơi ban hành quyết định hưởng.
Trung tâm nơi lao động đang hưởng trợ cấp xác định và gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp.