Cập nhật mới nhất của Dân Việt, giá xăng dầu 16/1 trên thế giới tại thời điểm 6h53 phút (giờ Việt Nam), cụ thể như sau:
Giá dầu thô WTI tăng lên mức 73,051 USD/thùng, tương đương tăng 0,51%; giá dầu Brent tăng lên 78,729 USD/thùng, tương đương tăng 0,56% so với phiên giao dịch trước đó. So với tháng trước, giá dầu thô tăng 0,33%, giá dầu Brent tăng cao hơn 0,56%.
Giá dầu thô Brent tăng hơn 2% lên trên 78 USD/thùng kéo dài từ tuần trước. Nguyên nhân là bởi cuộc khủng hoảng địa chính trị ngày càng sâu sắc ở Trung Đông tạo ra phần bù rủi ro cho giá dầu.
Theo Bloomberg đưa tin, Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu ngoài khơi Oman để đáp trả tranh chấp liên quan đến lệnh trừng phạt vào năm ngoái khi Mỹ bắt giữ một tàu chở dầu của Iran. Liên minh do Mỹ dẫn đầu cũng tiến hành nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen khi nhóm phiến quân này tiếp tục làm gián đoạn hoạt động thương mại ở Biển Đỏ.
Trong khi đó, báo cáo lạm phát tiêu dùng nóng hơn dự kiến của Mỹ như một gáo nước lạnh dội vào những dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3/2024. Vì vậy, giá dầu Brent có xu hướng kết thúc tuần ít thay đổi khi giảm mạnh vào đầu tuần bởi Ả Rập Saudi giảm giá bán, trước khi phục hồi những khoản lỗ đó do căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Hơn nữa, mỏ dầu Sharara của Libya đã ngừng sản xuất do các cuộc biểu tình chính trị, điều này khiến mất hơn 300.000 thùng mỗi ngày bán ra thị trường từ đây. Được biết, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng lên 432,4 triệu, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tăng tại thị trường dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Số liệu trước đó cho thấy, dầu thô tồn kho hàng tuần giảm nhiều hơn dự kiến, song song với đó là nhu cầu giảm với tổng sản phẩm cung cấp cho các nhà máy lọc dầu giảm 2,356 triệu thùng. Ngoài ra, tồn kho dầu thô tại trung tâm phân phối Cushing, Oklahoma tăng, trong khi tồn kho xăng tăng bất ngờ.
Trước đó, chứng kiến giá dầu tăng hơn 3% do sản lượng ở Libya bị gián đoạn khi những người biểu tình tạm dừng sản xuất từ các mỏ Sharara và El-Feel, những nơi cùng đóng góp khoảng 365.000 thùng mỗi ngày. Iran đối mặt thảm kịch với hai vụ nổ tại buổi lễ vinh danh cố chỉ huy Qassem Soleimani, khiến gần 100 người thiệt mạng và vô số người bị thương. OPEC+ bày tỏ cam kết đảm bảo sự ổn định của thị trường trong một tuyên bố trên trang web của mình.
Tuần trước, Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng các mặt hàng xăng dầu bán lẻ trong nước. Ở phiên điều chỉnh thứ 5 tuần này, giá xăng có thể sẽ bị ảnh hưởng tăng bởi giá dầu thế giới liên tục tăng thời gian vừa qua, hiện giá xăng trong nước bán lẻ cụ thể như sau:
Loại nhiên liệu | Giá cũ (đồng/Lít) | Giá mới (đồng/Lít) |
---|---|---|
RON E5 92 | 21.006 | 21.041 |
RON 95 | 21.916 | 21.935 |
Dầu diesel | 19.368 | 19.707 |
Dầu hỏa | 19.957 | 20.331 |
Dầu mazut | 15.495 | 15.815đồng/kg |
Ở lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu 11/1, Liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa và trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu mazut. Đồng thời, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng.
Cũng theo các cơ quan quản lý, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, lo ngại thiếu hụt nguồn cung ở Libya và căng thẳng tiếp diễn ở Trung Đông, diễn biến tại khu vực Biển Đỏ… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động tăng, giảm nhẹ đan xen.
Theo Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 04/01/2024 và kỳ điều hành ngày 11/01/2024 là: 87,136 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 0,324 USD/thùng, tương đương giảm 0,37% so với kỳ trước); 91,356 USD/thùng xăng RON95 (tăng 0,123 USD/thùng, tương đương tăng 0,13% so với kỳ trước); 100,748 USD/thùng dầu hỏa (tăng 1,741 USD/thùng, tương đương tăng 1,76% so với kỳ trước); 98,486 USD/thùng dầu điêzen (tăng 1,688 USD/thùng, tương đương tăng 1,74% so với kỳ trước); 447,346 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 8,451 USD/tấn, tương đương tăng 1,93% so với kỳ trước).
Thời quan qua, nhiều diễn biến khác liên quan đến thị trường xăng dầu được người dùng quan tâm. Trong đó, việc Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương liên tiếp có chỉ đạo nóng liên quan đến công tác điều hành và cung ứng xăng dầu trên thị trường là trọng tâm.
Theo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex, đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu theo quy định tại Khoản 27, Điều 1, Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01.11.2021 của Chính phủ (Petrolimex gọi tắt là "Vùng 2"); Tổng Giám đốc Petrolimex trao quyền Giám đốc các Công ty xăng dầu thành viên Petrolimex trực tiếp quyết định giá bán thực tế tại địa bàn tổ chức kinh doanh nhưng không được vượt mức giá vùng 2 nêu trên.
Việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2023 đến hết ngày 31.12.2023 và xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17.11.2023 của Chính phủ (Nghị định 80) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; theo các văn bản hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Các đơn vị thành viên Petrolimex khi ban hành quyết định giá bán lẻ xăng dầu trên hệ thống phân phối của mình phải gửi Quyết định giá đã ban hành về Sở Công Thương tỉnh/thành phố và Tập đoàn để báo cáo.