Giá sầu riêng hôm nay 22/2/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đứng ở mức cao. Hiện, giá sầu riêng Thái tại khu vực miền Tây Nam bộ đạt mức cao nhất là 198.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp cũng lên mức 148.000 đồng/kg... Dự báo, giá sầu riêng còn neo cao, khi hoạt động buôn bán xuyên biên giới đang ngày càng nhộn nhịp.
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 125.000 – 148.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 160.000 – 195.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 128.000 – 148.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 140.000-148.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 195.000 – 198.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 175.000 – 180.000 đồng/kg.
Riêng tại tỉnh Tiền Giang, thương lái thu mua sầu riêng Ri6 tại vườn cho hàng loại đẹp, tăng 8.000 đồng/kg so với tuần trước. Tương tự, sầu riêng Ri6 loại xô cũng ghi nhận tăng 9.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại một số kho tư nhân xuất khẩu sang Trung Quốc, giá sầu riêng hôm nay tiếp tục giữ ổn định so với ngày hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 124.000 – 140.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 190.000 -195.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 178.000 – 180.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 125.000 – 145.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 190.000 -195.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 175.000 – 178.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 22/2. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Sau Tết Nguyên đán, giá sầu riêng tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ tiếp tục duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2023, sầu riêng đem về 2,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Sầu riêng cũng trở thành sản phẩm xuất khẩu số 1 của ngành hàng rau quả với tỷ trọng lên tới 41% trong tổng số 5,6 tỷ USD mà ngành này thu về. Xét về thị trường, Trung Quốc là nguồn tiêu thụ hàng đầu của sầu riêng Việt Nam, chiếm tỷ trọng hơn 90%.
Tuy nhiên, sầu riêng Việt Nam cũng đang đứng trước vấn đề cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác trong khu vực. Nếu năm 2023, tại thị trường Trung Quốc, sầu riêng Đông Nam Á đến từ 3 nguồn chính là Thái Lan, Việt Nam và Philippines, thì dự báo đến giữa năm 2024, sự xuất hiện của sầu riêng Malaysia sẽ tăng thêm tính cạnh tranh. Dự kiến, thời điểm sầu riêng tươi Malaysia bắt đầu tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ trùng với lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Malaysia, được tổ chức vào ngày 31/5/2024.
Ngoài ra, bản thân Trung Quốc cũng đang tìm cách tự chủ nguồn cung, trong năm 2023, Trung Quốc đã thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên sau 4 năm trồng thử nghiệm trên đảo Hải Nam.
Không những thế, Trung Quốc còn thuê đất tại Lào, quốc gia có khí hậu và nhiệt độ tương đồng Việt Nam, để trồng sầu riêng.
Như vậy, để tiếp tục duy trì vị thế xuất khẩu tỷ USD trong tương lai, sầu riêng Việt Nam cần duy trì tốt chất lượng, tránh tăng trưởng quá nóng và chỉ tập trung vào số lượng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, các hộ nông dân đang trồng sầu riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đảm bảo chất lượng, mẫu mã và xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang Trung Quốc, để sầu riêng Việt Nam có thể đứng vững ở thị trường này.
Ngoài đảm bảo chất lượng (thông qua đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có mã vùng trồng, truy xuất được nguồn gốc, bảo đảm yêu cầu đóng gói…), sầu riêng Việt Nam cần ý thức được vấn đề phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các quốc gia khác. Do đó, không chỉ tập trung xuất khẩu sầu riêng tươi, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng khả năng cạnh tranh.