Trong số trên 30.000 hiện vật trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, không thể không nhắc tới chuông chùa Mèo, một quả chuông có kích thước khá lớn, có thể xếp vào loại Đại Hồng chung.
Chuông chùa Mèo ((Đỉnh Miêu Tự, chùa trên đỉnh núi Mèo, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa). Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII (dưới thời Trần) đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.
Cổ vật này được đúc vào năm 1718 dưới triều Hậu Lê (thời Lê Dụ Tông trị vì) tại chùa Mèo (Đỉnh Miêu Tự, chùa trên đỉnh núi Mèo) xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Chùa Mèo được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII (dưới thời Trần) có địa thế chuẩn mực theo thuyết phong thủy khi nằm trên một quả đồi thuộc làng Chiềng Ban (xã Quang Hiến), có tả Thanh Long là dãy núi Pù Bằng, hữu Bạch Hổ là dãy núi Pù Rinh, trước mặt có dòng sông Âm chảy ngang qua.
Tuy nhiên, theo thời gian và chiến tranh, ngôi chùa bị tàn phá, chuông đồng vì thế cũng lưu lạc và được Công an huyện Lang Chánh thu giữ, bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa năm 1992.
Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, cho biết chuông đồng thân hình trụ, miệng loe, gần đỉnh chuông hơi thu lại, thân chia làm 2 phần ngăn cách nhau bằng 4 núm tròn nổi và một đường gờ nổi lớn.
Chiếc chuông đồng-cổ vật quý hiếm được đúc hơn 300 năm trước, đến nay nó ngần như còn nguyên vẹn.
Quai chuông là đôi rồng đấu lưng vào nhau tạo dáng cong tròn, đỉnh quai có hình nậm rượu, bầu rượu chia thành nhiều múi nổi dọc xuống thân.
Phía trên gần đỉnh chuông có 8 chữ Hán lớn đúc nổi "Chú tạo Miêu đỉnh thiền tự Hồng chung" (dịch: Chùa Đỉnh Miêu đúc quả chuông lớn).
Thân chuông có bài kim văn bằng chữ Hán, nội dung ca ngợi tiếng chuông và sự đóng góp của bà con ở nhiều bản hội xứ Thanh Hóa, tổ chức hưng công đúc quả chuông lớn ở chùa Đỉnh Miêu.
"Chiếc chuông còn nguyên vẹn này mang giá trị nghệ thuật cao, lại có niên đại rõ ràng như một dấu ấn di sản nghệ thuật một thời.
Ngoài giá trị về mặt mỹ thuật, những dòng chữ khắc ghi trên thân chuông còn kể về vùng đất và con người ở nơi gắn với vua Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày kháng chiến chống quân Minh"- ông Dương nói.
Chuông chùa Mèo (giữa) nổi bật trong số những chiếc chuông khác được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.
Phần vai chuông đúc 8 chữ đại tự: “Chú tạo Miêu đỉnh thiền tự Hồng chung” (dịch: chùa Đỉnh Miêu đúc quả chuông lớn".
Thân chuông có bài kim văn bằng chữ Hán, nội dung ca ngợi tiếng chuông và sự đóng góp của bà con ở nhiều bản hội xứ Thanh Hoá, tổ chức hưng công đúc quả chuông lớn ở chùa Đỉnh Miêu.
Các họa tiết trên thân chuông chùa Mèo
Quai chuông tạo hình đôi rồng đối xứng, ngoắc đuôi nhau.
Mũi sư tử, bờm dài, tai dơi, thân phủ đầy vây cá
Hoa văn sắc nét và chính xác mang dấu ấn di sản nghệ thuật một thời
Chùa Mèo (xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) hiện nay đã được phục dựng lại trên nền đất cũ. Tại đây hiện cũng đã đúc một chiếc chuông đồng sao y bản chính được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.