Theo đó, hai bên sẽ tham vấn và phối hợp làm việc để đảm bảo các quy định mới không gây ra các tác động ảnh hưởng đến thương mại và xem xét các phương án ít tác động đến thương mại nhất.
Trong trường hợp phát sinh các vấn đề trong xuất, nhập khẩu sản phẩm từ các nước, MPI và Cục Thú y sẽ phối hợp để giải quyết mọi vấn đề theo cách bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật và không làm gián đoạn đến thương mại.
MPI và Cục Thú y chia sẻ chương trình công tác hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến thương mại và xác định các cơ hội để mỗi bên có góp ý và hợp tác.
Để thực hiện thỏa thuận về Tạo thuận lợi trong thông quan đối với các sản phẩm nông, lâm thủy sản thông qua việc sử dụng hệ thống chứng nhận kiểm dịch điện tử, Cục Thú y và MPI sẽ xem xét triển khai thử nghiệm nhằm đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình thông quan tại các cửa khẩu thông qua việc chuyển đổi sang chứng nhận kiểm dịch điện tử chính thức, bắt đầu với chứng nhận kiểm dịch sản phẩm sữa từ New Zealand, việc mở rộng việc sử dụng chứng nhận kiểm dịch điện tử cho các sản phẩm khác của hai nước sẽ thông qua các kết quả, sự hiểu biết và chắc chắn đạt được.
MPI sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cán bộ của Cục Thú y trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng chứng nhận kiểm dịch điện tử cho các sản phẩm động vật giữa hai nước. Tổ chức các cuộc họp trực tuyến với các chuyên gia của New Zealand để trao đổi các thông số kỹ thuật của giấy chứng nhận kiểm dịch động vật điện tử.
MPI và Cục Thú y sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý dịch bệnh động vật bao gồm quy trình xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, mô hình dịch tễ học, các chiến lược giám sát và tiêm phòng, công nhận vùng/cơ sở an toàn dịch bệnh và cung cấp tư vấn liên quan đến việc xây dựng hồ sơ công nhận vùng/cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của WOAH.
Khi phù hợp, MPI và Cục Thú y sẽ xây dựng các thỏa thuận thương mại có công nhận vùng/cơ sở an toàn dịch bệnh và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ trong xử lý sản phẩm của WOAH.
MPI sẽ tài trợ cho cán bộ của Cục Thú y có trình độ phù hợp để tham gia khóa học Phát triển chuyên sâu về dịch tễ và khóa học về Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm của MPI.
Cục Thú y đánh giá cao những hỗ trợ từ phía New Zealand. Đồng thời, cho rằng các thông tin do phía bạn cung cấp, phục vụ cho việc mở cửa thị trường sản phẩm mật ong và thịt hươu nai đã đáp ứng theo yêu cầu của Việt Nam.
Trong quý IV/2024, Cục Thú y và đối tác New Zealand sẽ tiếp tục phối hợp để xây dựng chương trình kiểm tra thực tế đối với mật ong và thịt hươu nai, nhằm hoàn thành việc đánh giá nguy cơ các sản phẩm của New Zealand.
Đây là cơ sở để hai sản phẩm chăn nuôi thế mạnh của quốc gia đến từ châu Đại Dương được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Việt Nam.