Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 26/3, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an đang xác minh, giải quyết đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy ("Shark Thủy") lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 21/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty CP đầu tư và phân phối Egame; ngày 22/3/2024, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với:
Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty CP đầu tư và phân phối Egame;
Đặng Văn Hiển, Trưởng Ban quan hệ cổ đông Công ty CP đầu tư và phân phối Egame về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn; ngày 25/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định, lệnh nêu trên đúng quy định pháp luật. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.
"Shark Thủy" sinh năm 1982 tại Hà Nội, là Chủ tịch Tập đoàn Egroup và hiện là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Anh ngữ Apax. Ông được nhiều người biết đến là doanh nhân đã từng bỏ ngang đại học và phát triển xây dựng được tập đoàn nghìn tỷ từ hai bàn tay trắng.
Ông Thủy cũng từng là thành viên trong chương trình Shark Tank Việt Nam với vai trò là nhà đầu tư chính trong chương trình.
Đến năm 2023, "Shark Thủy" bất ngờ bị nhiều người tố cáo lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng thông qua các loại hợp đồng dưới hình thức tiền gửi.
Bên cạnh đó, hệ thống các trung tâm Anh ngữ Apax Leader của ông Thủy cũng gặp "phốt". Các phụ huynh của trung tâm này phản ánh được yêu cầu đóng tiền học trước, tuy nhiên sau một thời gian, các trung tâm đột ngột đóng cửa hoặc chuyển sang giảng dạy online.
Để phục vụ công tác điều tra, xử lý đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Ngọc Thủy cùng đồng phạm và đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị những người mua cổ phần, cho vay tiền bằng hình thức thế chấp cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup hiện đang còn dư nợ chưa đến trình báo thì khẩn trương liên hệ để cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, theo địa chỉ: Phòng 6/Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội, số điện thoại: 0988.866.611.
Như Dân Việt đã thông tin: Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, theo tìm hiểu được biết, hoàn cảnh của cháu N.H.Đ khá éo le. Cách đây ba năm, bố của Đ bị mất do tai nạn giao thông. Nhà chỉ còn Đ và mẹ là chị N.T.L.
Hàng ngày, chị N.T.L đi bán hàng rong, cố gắng mưu sinh để kiếm tiền nuôi con trai ăn học nên người. Thương mẹ vất vả, em Đ học giỏi, ngoan ngoãn, lại có năng khiếu hội họa nên em luôn là niềm tự hào và nguồn hy vọng của người mẹ.
Từ khi con gặp nạn, chị L không rời con một nửa bước. Nghe bác sĩ nói về tình trạng của con, chị đã ngất lịm. Sau khi được các y, bác sĩ tiêm thuốc, hồi sức, chị L tỉnh dậy nhưng nước mắt cứ tuôn dài trên gương mặt khắc khổ.
Thương cảm với hoàn cảnh mẹ con chị L, cộng đồng mạng đã quyên góp, hỗ trợ tiền giúp cháu Đ chữa bệnh. Nhưng khi nhận được hơn 100 triệu đồng, chị L xin tri ân, cảm tạ tấm lòng của mọi người và xin ngừng nhận hỗ trợ vì biết con khó có thể được cứu sống, sự sống của con cố gắng chỉ duy trì được vài ngày...
"Cháu Đ đã chết não hơn 1 tuần, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã cố gắng hết sức nhưng do cháu bị quá nặng. Đến thời điểm hiện tại, gia đình tôi xác định là đã mất con rồi" - chị L khóc nấc.
Gia đình chị L mong muốn những người đã đánh con trai chị sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trước đó, theo trình báo của gia đình tới cơ quan công an, khoảng 14 giờ ngày 17/3, em N.H Đ (học sinh lớp 8, trường THCS Việt Hưng) đi chơi bóng rổ ở sân đình Lệ Mật, phố Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
Khoảng 16 giờ cùng ngày, chị N.T.L (là mẹ nam sinh Đ) nhận tin về việc em Đ bị đánh rất nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, quận Long Biên.
Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và trải qua 2 lần phẫu thuật. Do cháu Đ bị tổn thương quá nặng, nên sự sống của cháu gần như không còn, sức khỏe được duy trì từng ngày bằng máy thở.
Qua tìm hiểu ban đầu, chị L được biết cháu Đ chơi bóng rổ ở sân đình Lệ Mật xảy ra xích mích với một nam sinh lớp 6. Sau đó, nam sinh này gọi người anh trai học lớp 10 và bố đến. Khi 2 người này đến nơi, nam sinh lớp 6 và anh trai đã cùng xông vào đánh cháu Đ.
Hiện gia đình đã làm thủ tục đưa cháu Đ về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để được gần gia đình những ngày cuối cùng.
Ngày 26/3, lãnh đạo UBND xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội, cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ xuất phát từ mâu thuẫn, người đàn ông dùng hung khí chém người tình trọng thương rồi tự tử.
Trao đổi với Dân Việt, một nữ Y tá của Trạm y tế xã Vạn Điểm cho biết, khoảng 11h cùng ngày, Trạm y tế xã Vạn Điểm tiếp nhận trường hợp một người phụ nữ bị chém nhiều vết, mất máu nhiều.
"Bệnh nhân là một người phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi, trú ở Vạn Điểm. Người này được người dân đưa vào trạm xá trong tình trạng bị chém đa vết thương ở người và phần đầu, mất máu nhiều. Toàn bộ cán bộ, y tá trạm xá lập tức sơ cứu rồi nhanh chóng đưa người phụ nữ này đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên", nữ Y tá cho hay.
Nguồn tin Dân Việt cho biết trưa cùng ngày, tại quán bia thuộc thôn Đặng Xá, giáp ranh thôn Vạn Điểm (quán bia của hai người này) xảy ra vụ việc người đàn ông và người phụ nữ (đang chung sống như vợ chồng) xảy ra mâu thuẫn. Người đàn ông sau đó dùng hung khí chém nhiều nhát vào người và đầu người phụ nữ rồi tự tử. Hai người sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Hiện, Công an huyện Thường Tín và Công an xã Vạn Điểm đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc.
Ngày 26/3, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành (40 tuổi, trú phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cùng 13 bị cáo khác (trong số 26 bị cáo) trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đầu phiên tòa, bị cáo Lê Thị Hiên (cựu nhân viên ngân hàng) bất ngờ xin rút đơn kháng cáo. Trong phiên sơ thẩm, bị cáo Hiên bị tuyên phạt 30 tháng tù treo về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng.
Trước bục khai báo, "siêu lừa" Hà Thành khai lý do kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt là để có thể sớm quay về làm việc trả nợ cho những người mà mình đã vay.
Bị cáo Hà Thành trình bày, trong thời gian tạm giam, bị cáo đã suy nghĩ rất kỹ về quá trình phạm tội của bản thân. Để mọi người phải đứng trước phiên tòa, bị cáo thấy rất ăn năn.
"Xuất phát điểm của bị cáo khi vay tiền không có mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, bị cáo mong HĐXX xem xét các tình tiết để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo", Nguyễn Thị Hà Thành trình bày và cho biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, đang nuôi con nhỏ, bản thân mang bệnh, gia đình có công với cách mạng.
Để khắc phục hậu quả vụ án, "siêu lừa" Hà Thành cho biết sẽ để lại 26% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư MHD Hà Nội, tương đương khoảng 75 tỷ đồng.
Số tiền 75 tỷ đồng này, nữ bị cáo khai được rút từ các khoản vay của ngân hàng song bị cáo không xác định được cụ thể rút từ ngân hàng nào.
Ngoài ra còn 10 tỷ đồng tiền cơ quan điều tra thu lại của chị B.T.T.Th. là tiền mà bị cáo mua cổ phần. Với số tiền này, Hà Thành mong muốn được khắc phục cho ngân hàng Việt Á (VAB-VietABank).
Trong phiên xét xử buổi chiều nay, một số bị cáo giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo nộp thêm nhiều giấy tờ chứng minh gia đình có công với cách mạng, là lao động chính trong gia đình, gia đình hoàn cảnh khó khăn.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành đã thực hiện gần 30 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng.
Do kinh doanh thua lỗ, Hà Thành đã nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2018, Nguyễn Thị Hà Thành dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.
"Siêu lừa" Hà Thành đã câu kết với 17 người là cựu cán bộ, nhân viên ngân hàng PVcomBank, NCB, Việt Á để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với các "đại gia", hứa hẹn trả lãi ngoài cao.
Bản án sơ thẩm nhận định nhóm cựu cán bộ ngân hàng đã bỏ qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo, lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo,... qua đó giúp Nguyễn Thị Hà Thành vay tiền bằng tài sản của người khác.
Tổng cộng Nguyễn Thị Hà Thành đã chiếm đoạt của ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng; PVcomBank 49,4 tỷ đồng; VAB hơn 273 tỷ đồng và của 4 cá nhân khác 63 tỷ đồng.
Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Thị Hà Thành tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 25 người còn lại bị tuyên phạt từ 12 tháng cải tạo không giam giữ đến 18 năm tù giam.
Như Dân Việt đã thông tin: Trả lời báo chí tại họp báo quý I của Bộ Công an sáng 26/3, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), thông tin một số nội dung về vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan. Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 15 bị can về nhiều tội danh.
"Đây là vụ án xảy ra ở nhiều địa phương liên quan những dự án của Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư. Trong đó một dự án ở Vĩnh Phúc, một dự án ở Quảng Ngãi", Thiếu tướng Thành nói.
Theo Thiếu tướng Thành, đây là vụ án lớn và C03 coi đây là dạng tội phạm mới. Qua điều tra và lời khai các bị can, C03 thấy bị can Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi là "Hậu Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn) đã có những hành vi lũng đoạn, gây áp lực, để chi phối, ép một số bị can là nguyên lãnh đạo tỉnh nhằm trục lợi.
Để làm được việc đó, Nguyễn Văn Hậu dựa vào mối quan hệ thân quen với người có chức vụ quyền hạn. C03 coi đây là hành vi rất nguy hiểm, là dạng mới gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đảng, Nhà nước.
Đề cập hành vi nhận hối lộ của các bị can Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) và ông Lê Duy Thành (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc), Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành cho biết, quá trình điều tra C03 sẽ chốt số liệu cụ thể.
"Song qua điều tra bước đầu, hai bị can khai đã nhận số tiền nhiều tỷ đồng, bước đầu họ cũng đã nộp lại", Phó Cục trưởng C03 thông tin. Ngoài ra, Nguyễn Văn Hậu còn khai đưa tiền cho nhiều người, trong đó có bị can Đặng Trung Hoành, Chánh văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long với số tiền 64 tỷ đồng.