Theo đó, ông Trần Văn Triệu đã tận dụng nguồn rơm trong sản xuất lúa để trồng nấm rơm trong nhà và sử dụng phụ phẩm rơm từ trồng nấm ủ phân hữu cơ trồng hoa kiểng phục vụ tết Nguyên Đán hàng năm.
Với cách quản lý và sử dụng rơm theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, ông đã nâng cao được thu nhập cho gia đình và góp phần thúc đẩy phát triển ngành lúa gạo theo hướng hiệu quả, bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
Hiện nay, rơm rạ là nguồn sinh khối chứa chất hữu cơ và dinh dưỡng chưa được tận dụng triệt để 70% được người dân đốt hoặc vùi vào ruộng ngập nước làm tăng phát thải khí nhà kính, gây ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ sau.
Các tồn tại này vừa lãng phí tài nguyên vừa gây ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học. Những vấn đề trên có thể được giải quyết thông qua giải pháp nông nghiệp tuần hoàn dựa trên việc thu gom rơm rạ khỏi ruộng và sử dụng hợp lý để tạo ra các sản phẩm như: Nấm rơm, phân hữu cơ…
Ông Trần văn Triệu là nông dân đầu tiên của xã thực hiện mô hình quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn.
Ông Triệu, nông dân xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi thu gom rơm sau thu hoạch vụ lúa Đông xuân để về ủ thành phân hữu cơ.
Với diện tích ruộng 1,5 ha sản xuất lúa theo hướng an toàn, đạt các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường và chú trọng áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Rơm rạ được ông sử dụng trồng nấm rơm trong nhà và ủ phân bón hữu cơ, giúp mang lại giá trị gia tăng cho quá trình sản xuất lúa và khắc phục được tình trạng đốt bỏ rơm trên đồng gây lãng phí và tác động xấu đến môi trường.
Ông Triệu cho biết với diện tích 1,5ha trồng lúa 3 vụ /năm sau khi thu hoạch lúa tôi tận dụng nguồn rơm trồng nấm rơm trong nhà với diện tích 60m2, số lượng rơm đủ cho tôi trồng 6 vụ/ năm, phụ phẩm.
Sau khi trồng nấm tôi tận dụng, phối trộn cùng trấu, tro, phân dừa để ủ phân hữu cơ trồng 5.000 chậu hoa kiểng phục vụ tết. Lợi nhuận từ mô hình sau khi trừ tất cả chi phí gia đình tôi mang lại khoảng 190 triệu đồng.
Sau 2 năm thực hiện, ông Triệu cho biết thêm từ khi thực hiện mô hình quản lý rơm rạ theo hướng kinh tế tuần hoàn đã giúp gia đình tôi giảm được rất nhiều chi phí trong sản xuất so với các năm trước như chi phí mua rơm trồng nấm, mua phân hữu cơ trồng hoa kiểng.
Đặc biệt khi ứng dụng mô hình này còn giúp cây lúa phát triển tốt, hạt chắc, cây không bị ngộ độc hữu cơ, hạn chế bệnh. Đồng thời giúp nông dân sản xuất lúa bảo vệ sức khỏe và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu đang là những vấn đề nóng nhất hiện nay. Từ hiệu quả ban đầu của mô hình “Quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn” cho thấy đây là mô hình đạt hiệu quả thiết thực.,
Mô hình giúp giảm chi phí sản suất so với phương pháp canh tác truyền thống, tăng năng suất lúa, tận dụng được nguồn rơm rạ sau thu hoạch để trồng nấm.
Thay vì trước đây người dân thường đốt hoặc vùi rơm rạ xuống đất, trong điều kiện đất ngập nước sẽ gây yếm khí, phát thải khí, ảnh hưởng đến môi trường.
Qua đó, Trạm khuyến nông thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) từng bước nhân rông mô hình “Quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn” từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn về tác hại của việc đốt rơm trực tiếp trên đồng hoặc vùi rơm rạ trong ruộng ngập nước để từ đó có sự lựa chọn giải pháp canh tác phù hợp hơn và góp phần làm tăng thu nhập cho người trồng lúa, tạo nền tảng để phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ tốt môi trường sinh thái.
Một số hình ảnh của mô hình xử lý rơm rạ thành nguyên liệu trồng nấm rơm; ủ rơm rạ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng của gia đình ông Triệu.
Mô hình trồng nấm rơm của gia đình ông Triệu từ rơm ông đi thu gom trên đồng.
Mô hình trồng hoa vạn thọ của gia đình ông Triệu (nông dân xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) sử dụng phân hữu cơ ủ từ rơm; giá thể đã qua sử dụng trong quá trình trồng nấm rơm.