Các loài cá rô phi được nuôi phổ biến như: cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi đen, trong đó phổ biến nhất là cá rô phi vằn và rô phi xanh.
Những năm gần đây, dòng rô phi đơn tính đang được nuôi rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu.
Hiện nay nước ta đang có xu hướng nuôi cá rô phi đơn tính đực vì so với cá rô phi cái, cá rô phi đực có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn...
Dòng giống cá rô phi toàn đực có tốc độ tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, kích cỡ thương phẩm lớn.
Cá rô phi đơn tính giống. Cá rô phi đơn tính không sinh sản nên người nuôi có thể kiểm soát mật độ nuôi trong ao.
Cá rô phi đơn tính không sinh sản nên người nuôi có thể kiểm soát mật độ nuôi trong ao, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau.….
Theo đánh giá, cá rô phi dòng đơn tính có tốc độ tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, kích cỡ cá nuôi thương phẩm lớn, hiệu quả chăn nuôi cao...
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá rô phi đơn tính đực phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa Bình, Yên Bái,... và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhằm khuyến khích nghề nuôi cá rô phi đơn tính đực, sử dụng thức ăn công nghiệp tại Phú Yên, để từng bước đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình mang lại, xây dựng thị trường con giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên có kế hoạch triển khai mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm thí điểm triển khai đến bà con nông dân trong năm 2024 và 2025.
Mô hình được thực hiện theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 25/8/2023 của UBND tỉnh Phú Yên Về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình Khuyến nông tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2021 – 2025, để phát triển và nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trên toàn tỉnh, tạo cơ hội cho người nuôi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
1. Lựa chọn mô hình ao nuôi cá
Hạ tầng của cơ sở nuôi phải được thiết kế, xây dựng theo đúng quy trình, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và an toàn lao động.
Ngoài ra việc cải tạo ao rất quan trọng và đặt lên hàng đầu, nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong nền đất đáy ao, bờ ao, diệt các loài trứng, địch hại, ổn định độ pH…
Nguồn nước cấp vào ao phải được xử lý sạch, khi làm tốt từng bước như vậy sẽ giúp đảm bảo chất lượng nước ao nuôi cá rô phi.
2. Chọn giống cá rô phi đơn tính đực tốt
Giống cá rô phi đơn tính có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện.
Cá rô phi đơn tính nuôi thành phẩm. Cá rô phi được ví như "gà nước" bởi thịt cá nạc, trắng, thịt ngọt, dễ chế biên, được ưa chuộng.
Chọn cá giống có ngoại hình cân đối, màu sắc tự nhiên, cá khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.
Cá rô phi giống trước khi thả phải qua kiểm dịch sạch bệnh.
Để nuôi cá rô phi thành công thì không thiếu đi phần quan trọng về các bệnh thường gặp ở cá rô phi.
Hiện nay có 6 loại bệnh thường gặp trên cá rô phi, bao gồm: 1) bệnh viêm ruột, 2) bệnh phù mắt và xuất huyết, 3) bệnh trùng bánh xe, 4) bệnh trùng quả dưa, 5) bệnh sán lá đơn chủ và 6) bệnh rận cá.
Chọn thức ăn công nghiệp loại tốt, có ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, lưu ý khâu bảo quản không để ẩm mốc thức ăn.
Chọn thức ăn dạng viên nổi không tan trong nước cho cá rô phi đơn tính nuôi thương phẩm để hạn chế sự thất thoát thức ăn và ô nhiễm ao nuôi.
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, có nhu cầu hàm lượng đạm tương đối cao, bà con nên cho ăn đúng tiêu chuẩn theo từng giai đoạn phát triển.
Giai đoạn đầu sử dụng thức ăn cao đạm (28 – 40 %), khi cá rô phi lớn (trên 200g/con) cho ăn thức ăn thấp đạm (20 – 28%).
Cần bổ sung các thức ăn tự chế như cá tạp, tôm tép, phế phẩm lò mổ, cám gạo, chế phẩm sinh học, vitamin tổng hợp, vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng nâng cao miễn dịch giúp cá luôn ở trạng thái phát triển mạnh nhất.