Dân Việt

Con động vật hoang dã này thoạt thấy hết hồn, ở Cà Mau dân "tay không bắt giặc" giữa đêm, bán làm đặc sản

Hoàng Hạnh 10/10/2024 05:35 GMT+7
Theo các chủ vuông nuôi tôm vùng nước ngọt Cà Mau, rắn bông súng thường xuất hiện vào mùa mưa từ giữa tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Thời điểm này, các chủ vuông chỉ cần đội đèn ra vuông dùng tay không bắt con động vật hoang dã này cũng có thể kiếm được gần 1 triệu đồng/đêm.

Anh Lê Tài Thủ, một nông dân ở TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết, hơn 1ha đất của gia đình được bao thành vuông trữ nước ngọt nuôi tôm càng xanh, nuôi cá đồng từ năm 2000 đến nay.  

Vuông nuôi tôm càng xanh, nuôi cá đồng các loại là nơi mà đêm đêm anh Lê Tài Thủ rọi đèn pin lấp lóa để bắt rắn bông súng bằng tay không.

Nông dân Cà Mau tay không ra đồng bắt rắn bông súng thu về nữa triệu mỗi đêm - Ảnh 1.

Anh Lê Tài Thủ, ngụ ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho biết, rắn bông súng thường sinh trưởng tự nhiên trong đồng ruộng. Nhiều năm nay, loài rắn hoang dã này xuất nhiều nhiều theo các vuông tôm vùng ngọt khi mùa mưa đến. Ảnh: An An.

"Ngoài việc cho thu nhập từ nguồn lợi cá đồng, trong vuông nuôi nhiều tháng nay còn xuất hiện nhiều rắn bông súng, giúp gia đình tôi có thêm thu nhập", anh Thủ nói.

Theo anh Thủ, khi Cà Mau vào mùa mưa, các vuông nuôi tôm của bà con ở địa phương đều xuất hiện rắn bông súng sinh sống và sinh sản. 

Rắn bông súng là loài rắn không có nọc độc nên người đi bắt chỉ cần dùng tay không là có thể tóm được. Nếu có bị rắn bông súng cắn thì cũng không nhiễm độc.

Nông dân Cà Mau tay không ra đồng bắt rắn bông súng thu về nữa triệu mỗi đêm - Ảnh 3.

Theo anh Lê Tài Thủ loài rắn đặc sản này có thân mình to, đầu nhỏ, thường ăn các loài cá đồng, tôm nhỏ. Ảnh: An An.

Nông dân Cà Mau tay không ra đồng bắt rắn bông súng thu về nữa triệu mỗi đêm - Ảnh 4.

Do đặc tính của loài rắn bông súng-loài động vật hoang dã này thường nổi lên mặt nước vào ban đêm, rồi bám vào rong hay cây cỏ có trong vuông tôm để tìm thức ăn là tôm, cá đồng loại nhỏ. Ảnh: An An.

Ở các vuông nuôi tôm càng xanh, nuôi cá đồng ở Cà Mau, loài rắn bông súng hay hoạt động về đêm, là loài không độc. Do đó người đi săn chúng chỉ cần có đèn pin để soi tìm và bắt chúng là được.

Anh Thủ cho biết vuông tôm nhà anh cũng không ngoại lệ. Thời điểm này rắn bông súng rất béo và mềm xương. 

Vào ban đêm, chúng trồi lên mặt nước bám vào các bụi bông súng hoặc các cây cỏ dưới nước để kiếm thức ăn nên rất dễ bắt.

Đây là loài rắn không độc, phần lưng thường có màu đen hoặc vàng tùy theo màu nước, phần bụng thường có màu trắng, nên người đi bắn chúng chỉ dùng tay không là được.

Tuy nhiên, công việc bắn rắn cũng đòi hỏi "thợ săn" có kỹ năng nhanh nhẹn, và biết cách bắt để cho rắn không cắn vào tay. 

Rắn bông súng theo các vuông nước ngọt của người dân có con to nhất lên đến 500 gram, và loài này được thương lái thu mua với giá trên dưới 250 nghìn đồng/kg.

"Chỉ cần cây đèn pin đội đầu, rồi 1 cái thùng nhựa là đủ hành nghề. Bình quân mỗi đêm tôi bắt được từ 2 đến 4kg rắn, bán được hơn 800.000 đồng", anh Thủ cho biết thêm.

Bình quân, một đêm đi săn, anh một nông dân ở TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) có thể bắt được vài kg rắn bông súng, bán được hơn 800 nghìn đồng.

Rắn bông súng là con đặc sản tự nhiên, ở Cà Mau, dù là nhà dân hay nhà hàng, khách sạn, rắn bông súng chế biến thành những món ăn ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng.

Nông dân Cà Mau tay không ra đồng bắt rắn bông súng thu về nữa triệu mỗi đêm - Ảnh 5.

Người dân Cà Mau đi bắt rắn bông súng cũng phải cần phải có kỹ năng nhanh nhẹn khi phát hiện và bắt chúng thì mới bắt được. Ảnh: An An.

Nông dân Cà Mau tay không ra đồng bắt rắn bông súng thu về nữa triệu mỗi đêm - Ảnh 7.

Ở các vùng miệt đồng Cà Mau, rắn bông súng thịt mềm, ngọt và thường được chế biến thành các món như rắn luộc sả, kho sả ớt, nướng trui hoặc xào với lá nhàu, lá cách… nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: An An.