Tháng 6/2024, Hội Nông dân TP Hải Phòng vừa thực hiện giám sát việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên. Cùng tham gia Đoàn giám sát có đại diện của Ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng, Ban Nội chính, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hải Phòng,...
Tại buổi làm việc nêu trên, ông Nguyễn Đình Khoa, Chủ tịch UBND xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng cho biết, xã thường xuyên quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý và sử dụng đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa thực hiện Nghị định số 62/2019/NĐ-CP cơ bản đi vào nề nếp, đạt được một số hiệu quả tích cực.
Tổng diện tích đất trồng lúa năm 2023 của địa phương là165,7 ha. Diện tích đất trồng lúa giảm 3,8 ha so với năm 2022, do Nhà nước thu hồi 3,8 ha đất phục vụ Dự án khu Tái định cư Lưu Kiếm phục vụ dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10.
Đoàn công tác giám sát việc quản lý đất lúa, sử dụng đất lúa đi thực tế cơ sở tại xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Ảnh: PV.
Diện tích UBND xã giao chỉ tiêu sản xuất các thôn năm 2023 là: 236,2 ha. Trong đó, diện tích rau màu chuyên canh là: 20 ha; Diện tích cây vụ đông là: 35 ha; Diện tích cấy lúa: 165,7 ha (thời điểm 31/12/2023); Diện tích chuyển đổi cây trồng: 25,1 ha (tại đồng Kênh Nhang và Bãi Thụ); Diện tích nuôi trồng thủy sản: 59 ha; Diện tích dân bỏ không cấy: 45,4 ha.
Phần diện tích bỏ hoang thuộc diện tích đất đầm trũng và 21 ha đất Lưu Kiếm xen canh tại xã Lưu Kỳ và xã Liên Khê. Nguyên nhân hộ nông dân bỏ hoang do xa dân cư, đất trũng, một số hộ không có lao động, hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất nông nghiệp giá trị thấp.
Sản phẩm thu được từ sản xuất trên đất trồng lúa với năng xuất bình quân 63,65 tạ/vụ do nhân dân trực tiếp sản xuất và nhân dân hưởng. Sản phẩm thu được từ sản xuất trên đất trồng lúa do HTX NN mượn đất của 80 hộ dân với diện tích 5,0 ha để trồng lúa nếp do HTX NN trực tiếp sản xuất và HTXNN được hưởng. Sản phẩm thu được từ sản xuất trên đất trồng cây vụ đông, diện tích rau màu chuyên canh bình quân 140.000.0000 đồng đến 150.000.000 đồng, do nhân dân trực tiếp sản xuất và nhân dân hưởng.
Ông Nguyễn Hồng Hưng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng đề nghị, Ủy Ban nhân dân xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên) có kế hoạch cụ thể, rõ ràng nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát tại địa phương. Ảnh: PV.
Đất trồng lúa hiện nay các hộ đang sử dụng được nhà nước giao theo QĐ 03 của UBND thành phố Hải Phòng, các loại thuế sử dụng đất nông nghiệp đều được miễn, các hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng các dịch vụ từ HTX NN tưới tiêu, diệt chuột tự thanh toán với HTX và tổ diệt chuột.
Xã Lưu Kiếm là xã trung tâm cụm tiểu vùng kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó có nhiều tác động lớn đến ý thức chấp hành pháp luật đất đai, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết như việc lấn chiếm, sử dụng đất đai sai mục đích, tranh chấp thừa kế, chuyển nhượng không đúng quy định, việc xây nhà trên đất 03. Đây là vấn đề mà địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn.
Thống kê các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023.
Năm 2023 trên địa bàn xã có 04 hộ vi phạm đất đai liên quan đến đất trồng lúa. Cụ thể 04 hộ dân có hành vi bỏ ruộng không cấy, đào đất ruộng về tân vật vườn của hộ gia đình. UBND xã Lưu Kiếm đã lập biên bản vi phạm, quyết định xử phạt hành chính và yêu cầu san gạt khôi phục hoàn trả lại hiện trạng như trước khi vi phạm.
Thay mặt Đoàn công tác nêu trên, ông Nguyễn Hồng Hưng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hải Phòng đề nghị, Ủy Ban nhân dân xã Lưu Kiếm có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và có giải pháp trong thời gian tới, đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật và nâng cao nhận thức về mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất trồng lúa; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền với nhiệm vụ khuyến khích, hỗ trợ về dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp; Quản lý, xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng chuyển đổi, đảm bảo phát triển bền vững.