Thứ tư, 08/05/2024

Tại sao nói "Ngàn thu" mà không phải "Ngàn xuân", "Ngàn hạ", "Ngàn đông"?

08/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Nguồn gốc của cách nói "ngàn thu" thú vị và bất ngờ lắm đấy!

Để chỉ sự vĩnh viễn, vĩnh hằng, người ta hay dùng cụm từ "ngàn thu". Từ "ngàn thu" được dùng phổ biến trong cuộc sống thường ngày và trong cả thi ca. Ở tác phẩm Phò giá về kinh, Đức Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: "Thái bình nên gắng sức/Non nước ấy ngàn thu". Ông mong muốn nhân dân sẽ có cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc tồn tại ngàn năm. Đất nước ta sẽ không còn chiến tranh loạn lạc, không còn đói khổ.

Từ "ngàn thu" đã có từ nhiều đời. Nhưng có bao giờ chúng ta thắc mắc: Vì sao lại dùng "ngàn thu" để chỉ sự vĩnh viễn mà không phải là "ngàn xuân", "ngàn đông", "ngàn hạ"? Mùa xuân mở đầu cho một năm mới, tượng trưng cho niềm tin và hy vọng, vậy phải dùng "ngàn xuân" mới hợp lý chứ?

Câu đố Tiếng Việt: Tại sao lại nói là "NGÀN THU" mà không phải "NGÀN ĐÔNG", "NGÀN XUÂN" - Nghe nguồn gốc từ mới bất ngờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Từ "ngàn thu" ở đây vốn bắt nguồn từ "thiên thu" trong tiếng Hán. ("thiên" có nghĩa là "một ngàn"). Mùa thu tượng trưng cho một năm, mà "thiên thu" chính là "ngàn năm". Vì thế, người ta mới dùng từ "ngàn thu" để chỉ sự lâu dài, vĩnh viễn. Bên cạnh "thiên thu", ta còn thấy từ "ba thu" để chỉ "ba năm". Trong Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du từng viết: "Sầu đong càng lắc càng đầy/Ba thu dọn lại một ngày dài ghê".

Một số ý kiến khác cho rằng, nói "thiên thu" mà không phải "thiên xuân", "thiên đông" hay "thiên hạ" là vì vào mùa thu, lá cây sẽ rụng nhiều. Đó chính là biểu hiện sự tuần hoàn của một năm. Tuy nhiên điều này khó thuyết phục vì mùa nào trong bốn mùa cũng có những nét biểu hiện của sự tuần hoàn: Mùa đông tuyết rơi, mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hạ có những trận mưa lớn,…

Câu đố Tiếng Việt: Vì sao để chỉ vĩnh viễn lại dùng "NGÀN THU" mà không phải "ngàn xuân", "ngàn đông"? - 99% người dùng không biết nguồn gốc - Ảnh 2.

"Ngàn thu" thường dùng để chỉ sự vĩnh cửu. (Ảnh minh họa)

Theo học giả An Chi thì việc dùng mùa thu để chỉ năm ở đây là do vào thời xưa, ở Trung Quốc, mùa thu là mùa của các hoạt động xã hội nói chung. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp sẽ kết thúc khi đến mùa đông lạnh giá. Điều này được ghi nhận rất rõ trong sách Lịch sử thế giới cổ đại của Chiêm Tế như sau: "Đến mùa dế kêu (mùa thu), đàn ông bận gặt vụ thu, làm sân đập lúa, cắt lúa, nộp một phần thóc cho quý tộc,…".

Còn ở Việt Nam, vụ lúa cuối trong năm cũng là vụ thu. Khi gặt lúa vào mùa thu xong, người nông dân có thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị gieo trồng mùa vụ mới sau khi ăn Tết (mùa xuân). Hẳn vì điều này mà mùa thu đã đi vào thơ ca như khoảng thời gian kết thúc của năm và từ đó trở thành tượng trưng cho một năm.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Mới đây, thành phố Dijon, Pháp trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi kỷ lục Guinness mới được xác lập cho chiếc bánh mì baguette dài nhất thế giới. Chiếc bánh mì "khổng lồ" này đã chính thức soán ngôi vị quán quân với độ dài 140,53 mét, vượt xa chiếc bánh mì 130 mét sản xuất tại Ý vào năm 2020.

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.