Thứ bảy, 27/04/2024

Trung Quốc tăng tốc trồng thanh long, Việt Nam thêm áp lực cạnh tranh

12/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

Sau 4 tháng liên tiếp giảm, xuất khẩu rau quả tháng 9/2021 đã khởi sắc, dự kiến cả năm 2021, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc lại giảm.

Tại sao xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm tốc?

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng năm 2021 tăng tuy nhiên xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm. 

Cụ thể, trị giá xuất khẩu rau quả trong tháng 9/2021 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8/2021 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020.

Trong 9 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu rau quả ước đạt 2,77 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, tháng 8/2021, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu thanh long tại các cửa khẩu Hà Khẩu và Thiên Bảo thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) khiến thanh long trong nước giảm giá mạnh.

Tính chung trong 8 tháng đầu 2021, xu hướng xuất khẩu rau quả tới thị trường Trung Quốc giảm tốc nhanh nhất so với các thị trường khác.

Trung Quốc cũng đang tăng tốc trồng thanh long - Ảnh 1.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm trong 8 tháng năm 2021. Trong ảnh: Nông dân Bình Thuận thu hoạch thanh long. Ảnh: TCCT.

 "Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả của chính của Việt Nam. Do đó, việc tăng mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Australia... cũng chưa bù đắp được mức giảm xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc"- Cục Xuất nhập khẩu nhận định.

Thứ trưởng Bộ NNTNT Phùng Đức Tiến thông tin, mới đây phía Trung Quốc thông báo thanh long xuất khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có virus SARS-CoV-2 trên bao bì đóng gói.

"Tuy nhiên, đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) đã lên tiếng khẳng định, không có bằng chứng và cơ sở cho rằng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua bao bì nông sản và thực phẩm"- lãnh đạo Bộ NNPTNT nói.

Trị giá xuất khẩu rau quả trong tháng 9/2021 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8/2021 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020. Trong 9 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu rau quả ước đạt 2,77 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Lý giải về việc kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, do tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam phải áp dụng các biện pháp phòng chống mạnh nhất làm cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là lý do chính khiến XK hàng rau quả giảm liên tiếp.

Trong khi đó, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng: "Các vấn đề về vận chuyển liên vùng, liên tỉnh bắt đầu đỡ căng thẳng hơn trước chính là yếu tố tác động tích cực tới tình hình XK rau quả".

Xuất khẩu rau quả đã “tươi” trở lại - Ảnh 2.

Muốn tăng xuất khẩu rau quả sang thị trường khác ngoài Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng, trước hết cần có chiến lược tăng diện tích trồng đáp ứng yêu cầu của từng thị trường. Trong ảnh: Nông dân Sơn La thu hoạch nhãn. Ảnh: Tuệ Linh

Muốn tăng xuất khẩu rau quả sang thị trường khác ngoài Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng, trước hết cần có chiến lược tăng diện tích trồng đáp ứng yêu cầu của từng thị trường. Các DN cần coi trọng hơn nữa nghiên cứu thị thiếu thị trường kết hợp với thay đổi công nghệ trồng trọt, bảo quản, chế biến.

Tổng trị giá xuất khẩu rau quả cả năm dự kiến tăng khoảng 10% so với năm trước, đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD.

Trung Quốc đang tăng mạnh trồng thanh long

Liên quan tới lý do Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam ở một số cửa khẩu, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng đây chưa phải là nguyên nhân sâu xa. 

Mấu chốt là bởi Trung Quốc muốn siết chặt khâu kiểm dịch, bảo vệ cho hàng hóa nội địa. Năm 2019, 2020, xuất khẩu rau qủa của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, tuy nhiên năm nay con số này chỉ còn 58%. 

Tương lai, tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung có thể sẽ còn giảm.

Ví dụ đơn cử như với mặt hàng thanh long, năm 2018 Trung Quốc mới trồng diện tích khoảng 10.000 ha. Vài năm gần đây, diện tích thanh long của Trung Quốc mỗi năm tăng gấp đôi, đến nay đã khoảng 40.000-50.000 ha.

Thời gian tới, việc tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng, đẩy mạnh XK sang các thị trường khác như EU, Mỹ, Nhật Bản… được không ít chuyên gia nông nghiệp nhận định là hướng đi rất quan trọng giúp xuất khẩu rau quả bền vững hơn, bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

Muốn tăng xuất khẩu rau quả sang thị trường khác ngoài Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng, trước hết cần có chiến lược tăng diện tích trồng đáp ứng yêu cầu của từng thị trường. Các DN cần coi trọng hơn nữa nghiên cứu thị thiếu thị trường kết hợp với thay đổi công nghệ trồng trọt, bảo quản, chế biến.

Ví dụ, thị trường Trung Quốc thích mua sản phẩm nguyên quả, còn thị trường EU lại thích phải chia nhỏ, chế biến sâu hơn. Đối tác Trung Quốc có thể mua cả nải chuối, còn khi xuất khẩu sang Mỹ, EU lại phải chia nhỏ vài quả một đóng gói với nhau mới có thể xuất khẩu; hay sầu riêng Trung Quốc thường mua nguyên quả, song các thị trường khác lại thích chia múi…

Về xuất khẩu rau quả từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia nhận định, cũng không quá khả quan bởi trong thời điểm giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh, thành phía Nam thời gian qua đã khiến không ít doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa. 

Đến nay, khi doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại lại rơi vào tình trạng thiếu lao động, làm giảm công suất nhà máy. 

Tổng trị giá xuất khẩu rau quả cả năm dự kiến tăng khoảng 10% so với năm trước, đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Chỉ sau 1 tháng, giá dừa tươi bán sỉ đã tăng gần gấp đôi nên các tiểu thương phải tìm cách để người tiêu dùng bớt sốc

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với dự kiến đấu thầu 16.800 lượng.