Thứ bảy, 27/04/2024

Vì sao địa đạo Củ Chi có tên trong 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, cách nào đến địa đạo Củ Chi?

18/07/2023 6:18 PM (GMT+7)

Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70 km về phía Tây Bắc, là hệ thống hầm hào dài khoảng 250km, nơi quân đội sử dụng để ẩn náu, liên lạc, tiếp tế trong kháng chiến chống Mỹ.

Vì sao địa đạo Củ Chi có tên trong danh sách 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới?

Một phóng sự ảnh đăng tải trên CNN cuối tuần qua, tác giả bài báo gọi Địa đạo Củ Chi như một "thành phố ngầm dưới lòng đất".

Theo bài viết, Địa đạo Củ Chi của TP.HCM là một "kỳ quan có một không hai". Hệ thống hầm hào nổi tiếng ở ngoại ô TP.HCM từ lâu là nguồn cảm hứng cho du khách muốn tìm hiểu về chiến tranh tại Việt Nam từ những năm 1960 đến 1970.   

Vì sao địa đạo Củ Chi có tên trong 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, cách nào đến địa đạo Củ Chi? - Ảnh 1.

Khu di tích Địa đạo Củ Chi hiện nay không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, mà còn là điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất tại TP.HCM. Ảnh: Báo Giao thông

"Hệ thống hầm hào nổi tiếng ở ngoại ô TP.HCM từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho du khách muốn tìm hiểu về chiến tranh tại Việt Nam từ những năm 1960 đến 1970", CNN viết.

Bài viết giới thiệu rằng: Với hệ thống đường hầm có chiều dài 250km, đầy đủ các công trình gồm chiến hào, kho cất lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng nghỉ, phòng làm việc, bệnh xá… đã giúp Địa đạo Củ Chi trở thành một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới.

Đồng thời, nơi này còn nằm trong tốp 7 điểm đến kỳ lạ nhất Đông Nam Á. Do vậy mà Địa đạo Củ Chi hiện là một trong các điểm đến du lịch hút khách bậc nhất tại TP.HCM.

Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP.HCM khoảng 70 km về phía Tây Bắc, được xây dựng trong vòng 22 năm từ năm 1946 - 1968, bằng các dụng cụ thô sơ. Đây là nơi quân đội Việt Nam sử dụng để ẩn náu, liên lạc, tiếp tế trong kháng chiến chống Mỹ.

Vì sao địa đạo Củ Chi có tên trong 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, cách nào đến địa đạo Củ Chi? - Ảnh 2.

Một lối xuống địa đạo. Ảnh: Kiến thức

Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng "đất thép" Củ Chi, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Kiến trúc địa đạo Củ Chi mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi hiện nay là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Năm 2015, Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi  đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Cách nào đến Địa đạo Củ Chi?

Địa đạo Củ Chi cũng là nơi hiếm hoi của TP.HCM còn lưu lại những dấu ấn đậm nét lịch sử của một thời kỳ chiến tranh khói lửa.

Thời gian gần đây, Địa đạo Củ Chi thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Trung bình khoảng 20 triệu lượt khách đã đến tham quan Khu di tích mỗi năm. Du khách tham quan rất thích thú là trải nghiệm khom người đi trong mê cung; tìm hiểu về cuộc sống, quá trình chiến đấu của quân và dân Củ Chi trong chiến tranh. Bên cạnh đó là những công trình chiến hào, hầm ăn, nhà bếp, phòng ngủ, kho chứa, quân y, kho lương thực, bếp Hoàng Cầm...

Vì sao địa đạo Củ Chi có tên trong 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, cách nào đến địa đạo Củ Chi? - Ảnh 3.

Ảnh: Dân việt

Vì sao địa đạo Củ Chi có tên trong 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, cách nào đến địa đạo Củ Chi? - Ảnh 4.

Du khách tham quan rất thích thú là trải nghiệm, tìm hiểu về cuộc sống, quá trình chiến đấu của quân và dân Củ Chi trong chiến tranh. Ảnh: Sở Du lịch TP.HCM

Để đến Địa đạo Củ Chi, có nhiều cách, như đi xe máy, xe buýt, ô tô cá nhân, xe công nghệ... Cách nhiều người lựa chọn nhất là xe buýt, do chi phí rẻ. Ước thời gian từ trung tâm Sài Gòn đến địa đạo Củ Chi khoảng 1,5 giờ.  Tuyến đường cần đi là Trường Chinh – Ngã tư An Sương – Hóc Môn – Tỉnh lộ 15 – Địa đạo Củ Chi.

Khu di tích Địa đạo Củ Chi mở cửa từ 7h00 – 17h00, tất cả các ngày trong tuần. 


Giá vé tham quan địa đạo Củ Chi năm 2023 là 35.000 đồng/người đối với du khách Việt Nam. 70.000 đồng/người đối với du khách quốc tế.

Nếu khách có nhu cầu tham quan thêm khu căn cứ kháng chiến thì mua thêm vé 40.000 đồng (giá vé có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm).

 Những điểm cần ghé trong chuyến tham quan bao gồm khu hầm địa đạo Củ Chi, nơi bạn sẽ có được những trải nghiệm thời chiến tranh và khám phá mọi ngõ ngách của hệ thống đường hầm dài 120m, thưởng thức món ăn của người dân từng ăn dưới địa đạo như khoai, sắn và củ mài chấm muối vừng ở bếp Hoàng Cầm.

Trạm cứu hộ động vật hoang dã nằm giữa bến Dược và bến Đình, cách địa đạo Củ Chi khoảng 1km, và là nơi sinh sống của 3.600 loài thú quý hiếm.

 Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, Khu bắn súng ở địa đạo Củ Chi cũng như nhiều điểm ăn uống hấp dẫn là nơi không thể thiếu trong hành trình.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.