dd/mm/yyyy

Sơn La: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, Sơn La đã đẩy mạnh triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó đã giúp đồng bào dân tộc thiểu nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

tr

Clip: Tập chung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Đến nay, toàn huyện Yên Châu có trên 50 HTX nông nghiệp, với gần 900 thành viên, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đa số các HTX hoạt động lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để các HTX vùng đồng bào dân tộc hoạt động hiệu quả, huyện Yên Châu đã đẩy mạnh vấn giúp đỡ các HTX đăng ký thành lập, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như: Chiết, ghép; tưới nước nhỏ giọt; xây dựng nhà kính, nhà lưới; sản xuất hữu cơ; cơ giới hóa trong việc làm đất; thu hái sản phẩm; đóng gói, sơ chế sản phẩm.

HTX nông nghiệp bản Chủm, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La với 17 thành viên, các thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Cánh tác chủ yếu của HTX là phát triển cây ăn quả như xoài, nhãn, mân… mới đầu thành lập do chưa biết cánh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào canh tắc, nên việc phát triển cây ăn quả của HTX còn nhiều khó khăn. Đến nay việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, vườn cây ăn quả của các thành viên sinh trưởng phát triển tốt, năm nào cũng đạt năng xuất cao.

Anh Hoàng Văn Hải, Giám đốc HTX nông nghiệp bản Chủm, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của huyện cùng với các tổ chức Hội, đoàn thể đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật bao trái cho nhiều loại trái cây nhằm có sản phẩm chất lượng, an toàn và hạn chế việc sử dụng các loại phân thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ canh tác đúng kỹ thuật, vườn cây ăn quả của các thành viên HTX năm nào cũng đạt năng suất cao, nhờ đó thu nhập của các thành viên HTX đạt trên 120 triệu đồng/năm.

Sơn La: Tập chung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của HTX nông nghiệp bản Chủm đã đây mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào canh tác nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho các thành viên. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Cao Xuân Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Châu (Sơn La) cho biết: Để thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Yên Châu tập trung phát triển nông nghiệp theo quy mô liền vùng, gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho người dân.

Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP; duy trì nhãn hiệu, thương hiệu cho các loại sản phẩm đã được chứng nhận và tuyên truyền người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đối với một số cây trồng chủ lực. Tiếp tục đưa cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hướng đến xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp sạch, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản địa phương.

Sơn La: Tập chung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Từ các chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp đồng bào dân tộc nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Còn tại huyện Bắc Yên (Sơn La) là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La; có diện tích tự nhiên 109.867,3 ha, gồm có 15 xã và 01 thị trấn; dân cư sinh sống gồm 14.371 hộ, 70.440 nhân khẩu, với trên 93% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số gồm: dân tộc Mông, Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày, trong đó dân tộc Mông chiếm 45,63%.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đăng Thức, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Yên cho biết: Trong những năm qua, huyện Bắc Yên đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người dân nơi đây từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Bắc Yên năm 2022, huyện Bắc Yên đã triển khai thực hiện 9 dự án, đó là.

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Sơn La: Tập chung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Huyện Bắc Yên huyện Bắc Yên đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người dân nơi đây từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ảnh: Văn Ngọc

Tập trung đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tổng vốn thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Sơn La là hơn 8.713 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm triển khai, đã giải ngân được 417 tỷ đồng, từng bước giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho 179 hộ, đất sản xuất cho 239 hộ đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng 158 công trình nước sinh hoạt tập trung; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 6.162 hộ.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho 179 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư tại 17 điểm định canh định cư tập trung cho khoảng 956 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 8 huyện. Đào tạo nghề, tạo việc làm cho 7.030 người.

Sơn La: Tập chung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống. Ảnh: Văn Ngọc

Tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tỉnh đã hỗ trợ trên 50 tỷ đồng thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn các xã, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư, phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Vân Hồ; đầu tư 5 công trình đường giao thông liên xã chưa được cứng hóa; 8 công trình chợ; duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng các xã, bản đặc biệt khó khăn, đạt 63,79% kế hoạch giao. Đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho các hộ dân tộc La Ha của các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La...

Ông Lường Văn Toán, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La thông tin: Các chính sách đó được cụ thể hóa đã góp phần phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho bộ mặt vùng dân tộc phát triển toàn diện. Cơ sở hạ tầng nhất là đường, điện, giao thông, thủy lợi, trường lớp học và các công trình phúc lợi khác được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm dần từ 3 đến 5%/năm.

Sơn La: Tập chung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 6.

Diện mạo nông thôn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng khang trang. Ảnh: Văn Ngọc

Để thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định.

Tiếp tục thực hiện triển khai Đề án theo Quyết định 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025"

Tổ chức mở lớp Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp và lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh