Chủ nhật, 28/04/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (11/3): Sức nóng của "gã không lồ" ngành sữa tăng trở lại, vì sao?

11/03/2024 6:30 AM (GMT+7)

Phiên giao dịch hôm nay (11/3), các nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc, tận dụng những phiên rung lắc mạnh để giải ngân mua cổ phiếu tại các vùng hỗ trợ ngay khi thị trường cho tín hiệu mua chủ động trở lại.

Phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index đóng cửa với phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2023 đến nay khi giảm 'sốc' tới 21,1 điểm (giảm 1,7%) xuống mức 1.247 điểm, với lực bán chủ yếu tập trung vào những cổ phiếu bluechip có mức tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Đáng chú ý, trong tuần thanh khoản tiếp tục cải thiện với giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt 30.187 tỷ đồng/phiên (tăng 15,9% so với tuần trước đó). Đặc biệt, khối ngoại đã trở lại bán ròng trên cả 3 sàn, chủ yếu trên HoSE với giá trị 981,4 tỷ đồng (so với mua ròng 108,4 tỷ đồng tuần trước).

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (11/3): Sức nóng của "gã không lồ" ngành sữa tăng trở lại, vì sao?- Ảnh 1.

Chứng khoán Mirae Asset khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam với giá mục tiêu 80.000 đồng/cổ phiếu. Ảnh: Vinamilk

VN-Index tiếp tục quán tính giảm, tận dụng những phiên rung lắc mạnh để mua

Phiên giao dịch hôm nay (11/3), ở góc nhìn tiêu cực, Chứng khoán SSI cho rằng xu hướng giảm điểm đã được xác lập. VN-Index thêm lần nữa đảo chiều từ vùng 1.270 điểm và đánh mất vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.260 điểm.

Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX có sự điều chỉnh từ vùng tích cực thể hiện thể hiện xu hướng giảm đã xác lập ở VN-Index với mục tiêu vùng 1.233 - 1.237 điểm.

Trong khi đó, Chứng khoán VietCap thì dự báo trong tuần này, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục có quán tính giảm để kiểm định vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1.240 điểm. Lực mua kỳ vọng sẽ được thúc đẩy từ vùng giá thấp để đối trọng lại áp lực bán. Nhiều khả năng VN-Index sẽ có sự hồi phục sau đó để kiểm định lại đường MA10 ngày tại 1.255 điểm, hiện đang đóng vai trò là kháng cự.

Ở kịch bản tiêu cực, nếu mốc 1.240 điểm tiếp tục bị vi phạm, VN-Index có thể sẽ thoái lui về vùng 1.225 - 1.230 điểm nơi có đường MA20 ngày.

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nhìn dưới góc độ ngắn hạn, thị trường điều chỉnh mạnh trong phiên 8/3 sẽ thử thách động lực tăng ngắn hạn tiếp theo, đây có thể xem là phiên test lại ngưỡng 1.250 điểm và chưa thể xác nhận đà tăng ngắn hạn kết thúc nếu VN-Index sớm hồi phục và vượt lên trên ngưỡng 1.250 điểm trong các phiên tới.

Trong kịch bản này, VN-Index vẫn có khả năng có thêm nhịp tăng hướng tới ngưỡng cản mạnh 1.300 điểm. Tuy nhiên kể cả trong kịch bản này, SHS không đánh giá cao khả năng VN-Index hình thành uptrend mạnh mẽ mà khả năng VN-Index sau khi kết thúc đà hưng phấn sẽ điều chỉnh trở lại trong kênh 1.150 - 1.250 điểm bởi nền tảng tích lũy là cơ sở cho uptrend chưa đủ tin cậy.

Về góc nhìn trung hạn, dù VN-Index đang trong nhịp tăng mạnh nhưng nhịp tăng không hình thành trên nền tích lũy đủ dài và tin cậy do đó khả năng VN-Index điều chỉnh trở lại và vận động trong kênh tích lũy 1.150 - 1.250 điểm là kịch bản dễ xảy ra.

Mã cổ phiếu nào đáng chú ý?

Phiên hôm nay (11/3), Chứng khoán Mirae Asset khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam với giá mục tiêu 80.000 đồng/cổ phiếu.

Trong năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất VNM đạt lần lượt 60.479 tỷ đồng và 9.019 tỷ đồng, tương đương 0,7% và 5,2% và biên lợi nhuận gộp cải thiện đạt 40,7% (tăng 2% so với cùng kỳ) do giá nguyên liệu giảm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (11/3): Sức nóng của "gã không lồ" ngành sữa tăng trở lại, vì sao?- Ảnh 2.

Vinamilk cho biết, ngày 18/3 sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024 và tạm ứng cổ tức đợt 3/2023. Ảnh: VNM

Theo Mirae Asset, việc đổi mới thương hiệu trong năm 2023 đã giúp cho mảng sữa nước lấy lại 2,8% thị phần, và thị phần chung của VNM cũng được khôi phục trong 2 quý vừa qua.

Ngoài ra, VNM cho biết sẽ tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm tầm trung, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và sẽ đẩy mạnh mảng sữa bột trẻ em trong năm 2024 nhằm củng cố lại thị phần. Cùng với sự phục hồi của tiêu dùng nội địa, kỳ vọng doanh thu mảng nội địa của VNM sẽ cải thiện trong năm 2024.

Bên cạnh đó, VNM sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời phát triển thêm các nhóm thị trường mới như Nam Mỹ, vịnh Caribe, khu vực Tây và Nam Phi. Do đó, kỳ vọng doanh thu xuất khẩu sẽ là chìa khóa thúc đẩy việc tăng trưởng doanh thu nước ngoài trong tương lai

Trong năm 2024, Mirae Asset dự phóng doanh thu VNM đạt 62.325 tỷ đồng và lãi ròng 9.567 tỷ đồng, tăng 3,2% và 8% so với cùng kỳ.

Từ các lý do trên, Mirae Asset khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 80.000 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, Chứng khoán BIDV (BSC) thì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu SMC của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC với giá trị trần năm 2024 là 14.000 đồng/CP (tương đương với Upside 19% so với giá đóng cửa ngày 07/03/2024), dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.2x.

Luận điểm đầu tư: Kết quả kinh doanh phục hồi từ lỗ sang lãi nhờ Thị trường bất động sản hồi phục và bán tài sản. Trong năm 2024, sản lượng kỳ vọng tăng trưởng 12% và biên lợi nhuận gộp phục hồi 1,5 điểm % nhờ thị trường Bất động sản hồi phục. SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường bán NKG và bất động sản – kỳ vọng đạt 256 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, định giá SMC đang giao dịch với P/B FWD 2024 = 1x và P/B FWD 2026 = 1.1x – sau khi trích lập hoàn toàn.

Trong năm 2024, BSC dự báo SMC ghi nhận doanh thu thuần 16.213 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 28 tỷ đồng so với mức lỗ 879 tỷ đồng trong năm 2023.

Về rủi ro: Trích lập dự phòng 710 tỷ đồng. Tuy nhiên, BSC đánh giá áp lực trích lập dự phòng sẽ bù đắp một phần nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi phục hồi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.