dd/mm/yyyy

Giữ sạch bệnh trong vuông tôm nhờ nuôi ghép cá

Để vuông nuôi tôm sú quảng canh sạch rong, phòng trừ mầm bệnh gây hại mà không dùng đến hóa chất, ông Đặng Văn Còn đã áp dụng mô hình nuôi ghép cá đối, cá trắm cỏ trong vuông tôm, cho hiệu quả cao nhiều năm nay.

Theo ông Đặng Văn Còn (ngụ ấp Mương Đào C, xã Vân Khánh, huyện An Minh), nuôi ghép tôm sú với cá đối, cá trắm cỏ rất có lợi. Sau khi thả nuôi xen cá đối, môi trường nước trong và sạch hơn, con tôm phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh như trước. Ngoài hơn 2 triệu đồng chi phí tiền cá giống thì không phải bỏ thêm một khoản nào về thức ăn cho cá, đến cuối vụ lại thu được hơn 600kg cá đối và hơn 1 tấn cá trắm cỏ.

Ông Đặng Văn Còn kiểm tra rong trong vuông tôm.
Ông Đặng Văn Còn kiểm tra rong trong vuông tôm.

Ông Còn cho biết: Cá đối có thể sinh trưởng tốt ở cả môi trường nước lợ, nước mặn và nước ngọt, có thể chịu đựng được độ mặn 40 phần ngàn. Thức ăn chủ yếu của cá đối là mùn bã hữu cơ, các loài tảo, ấu trùng và nhuyễn thể… Đây là những tác nhân gây ô

Qua thực tế theo dõi, ông Còn thấy việc nuôi ghép cá đối, cá trắm cỏ trong ao tôm giúp tránh được tình trạng môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, làm phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại trên con tôm, giúp giảm chi phí sử dụng hóa chất cải tạo ao và thuốc kháng sinh để ngừa bệnh cho tôm.

nhiễm môi trường nuôi cũng như nuôi dưỡng mầm bệnh hại các loài thủy sản. Vì vậy, việc nuôi cá đối góp phần cân bằng sinh thái, môi trường nuôi trong ao, giúp nguồn nước sạch tảo bẩn và các loại ấu trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên con tôm.

“Trước đây, thấy rong mền, rong nhớt xuất hiện trong ao tôm là lo lắng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm, cản trở tôm di chuyển, cạnh tranh ô-xy với tôm, gây biến động các yếu tố môi trường nước như pH, ô-xy... Hơn nữa, khi phát triển quá nhiều, rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu không xử lý kịp thời, xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây chết tôm. Giờ thì có rong bao nhiêu, cá trắm cỏ ăn hết bấy nhiêu nên tôi nhẹ lo hơn rất nhiều”, ông Còn chia sẻ.

Được biết, năm 2014, ông Còn được Trạm Khuyến nông huyện An Minh hướng dẫn thả cá trắm cỏ, cá đối vào ao nuôi tôm quảng canh. Sau vụ đầu hiệu quả, ông tiếp tục duy trì mô hình này cho đến nay.

Nhờ duy trì hiệu quả mô hình nuôi ghép cá đối, cá trắm cỏ trong ao tôm, nên từ năm 2015 đến nay, mỗi năm ông Còn thu về hơn 2 tấn tôm nguyên liệu từ 3ha vuông tôm, thu lợi nhuận 200-300 triệu đồng. Ở mô hình này, cá đối, cá trắm cỏ không phải là đối tượng nuôi chính, song cũng giúp ông Còn có thêm khoản lợi nhuận gần 40 triệu đồng/năm.

Theo ngành chuyên môn, cá trắm cỏ thích hợp ở vuông nuôi có nhiều rong. Lúc mới thả, cá trắm cỏ chỉ có kích cỡ khoảng bằng ngón tay út. Sau 6 tháng nuôi, cá trắm cỏ đạt trọng lượng 1-2 con/kg và cho thu hoạch. Còn cá đối thả khoảng tháng 4 hàng năm, sau 6 tháng nuôi cá đạt khoảng 8 con/kg. Giá cá đối thường dao động ở mức 35.000 đồng/kg, cá trắm cỏ giá 12.000 đồng/kg.

Ngọc Quyên