Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 2/2021 ước đạt hơn 262.000 tấn, tương đương khoảng 142,42 triệu USD, giảm 50,98% về khối lượng và giảm 40,18% về kim ngạch so với tháng 2/2020.
Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 608.768 tấn, tương đương 336,18 triệu USD. So với tháng 2/2020 giảm 34,45% về khối lượng và giảm 21,9% về kim ngạch.
Điều đáng ghi nhận là, tuy xuất khẩu gạo giảm về sản lượng nhưng giá gạo xuất xuất lại tăng.
Theo đó, giá xuất khẩu gạo tháng 1/2021 đạt trung bình 551,7 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng 15,4% so với tháng 1/2020.
Sản lượng xuất khẩu gạo sang Anh năm 2021 có thể đạt 17.000 tấn, tăng 10 lần so với năm 2020.
Hàn Quốc cũng đồng ý cung cấp hạn ngạch 55.112 tấn đối với các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu.
Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2021 sang 3 thị trường EU, Anh, Hàn Quốc sẽ đạt xấp xỉ 90.000 tấn gạo, tăng 254% so với năm 2020.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo, việc sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2021 là đương nhiên, không có gì phải lo lắng.
Ông Nguyễn Quang Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ ở xã Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa, Long An), do thời điểm tháng 2 đúng vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, cộng với thời điểm giáp hạt, vụ đông xuân chưa thu hoạch rộ nên xuất khẩu gạo giảm về sản lượng là đương nhiên.
Theo nhiều chuyên gia, đã có những dấu hiệu cho thấy, xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ có nhiều khó khăn.
Thống kê cho thấy, hiện, lượng gạo dự trữ của thế giới vẫn còn khá lớn, tính đến đầu năm 2021 là 178,3 triệu tấn (theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA), trong khi dự trữ gạo đầu năm 2018 của thế giới chỉ mới là 150,6 triệu tấn. Sản lượng gạo năm 2021 cũng được USDA dự báo đạt 503,2 triệu tấn.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích, năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam không phải chỉ cạnh tranh với Thái Lan, mà cả hai sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới Ấn Độ.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu gạo của Ấn Độ tăng vọt là do mức giá xuất khẩu quá rẻ, thu hút những khách hàng giá rẻ từ châu Phi của Thái Lan, cũng như một phần khách hàng của Việt Nam ở châu Á.
Chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho rằng, muốn thu hút được khách hàng quay trở lại, có nhiều khả năng Thái Lan cũng sẽ phải tiếp tục kéo giá xuống giống như đã từng làm trong tháng 11 vừa qua thì mới có thể xuất khẩu được 7 triệu tấn.
Còn đối với Việt Nam, cùng với bảo đảm chất lượng, giá cả chắc chắn cũng phải duy trì ở mức hợp lý.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Hòa, hiện nay, gạo Việt Nam đã đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, cả trung cấp, cao cấp với nhiều chủng loại khác nhau nên sức ép cạnh tranh sẽ không đáng lo ngại so với trước đây.
Đó là chưa kể, ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết và đi vào thực thi sẽ giúp Việt Nam có thể xuất khẩu gạo sang các thị trường cao cấp như Anh, EU, Hàn Quốc với lượng tăng đáng kể so với năm 2020.
Theo đánh giá của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cơ hội cho hạt gạo Việt vẫn xuất hiện tại các thị trường ngách. Cụ thể, xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU, Anh, Hàn Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh.
VDSC cho rằng, cơ hội xuất khẩu gạo sang các thị trường EU, Anh, Hàn Quốc sẽ tạo động lực tăng trưởng cho các công ty xuất khẩu gạo chuyên nghiệp như: Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An...
Cụ thể, nhờ UKVFTA được ký kết, thuế suất xuất khẩu gạo sang Vương quốc Anh còn 0% thay vì 17,4% như trước đây.
Nhờ UKVFTA, sản lượng xuất khẩu gạo sang Anh năm 2021 có thể đạt 17.000 tấn, tăng 10 lần so với năm 2020. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đồng ý cung cấp hạn ngạch 55.112 tấn đối với các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu.
VDSC ước tính sản lượng gạo xuất khẩu năm 2021 sang 3 thị trường EU, Anh, Hàn Quốc sẽ đạt xấp xỉ 90.000 tấn gạo, tăng 254% so với năm 2020.