Dân Việt

Vén màn bí mật vụ lừa đảo được thiết kế 'tinh vi' nhất trong lịch sử, 3000 năm mọi người vẫn còn tin

Thúy Phương (Theo Aisoutu) 19/04/2021 14:47 GMT+7
Câu chuyện nổi tiếng về Trụ Vương đã lừa dối lịch sử trong suốt 3000 năm, khiến thiên hạ đại loạn và cho đến tận bây giờ vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

Nhà hùng biện người Đức Paul Joseph Goebbels đã từng nói: "Một lời nói dối được lặp đi lặp lại hàng nghìn lần thì nó sẽ trở thành sự thật". Câu này rất dễ hiểu, có nghĩa là khi một tin đồn được lặp lại bởi quá nhiều người, người ta sẽ nghi ngờ, cuối cùng coi những tin đồn lừa đảo là sự thật.

Ở Trung Quốc, họ gọi nó là "ba người trở thành một con hổ". Câu chuyện mang đến cho các bạn ngày hôm nay chính là câu chuyện của "ba người trở thành một con hổ". Trò lừa đảo này thậm chí đã lừa dối lịch sử trong suốt 3000 năm.

Vén màn bí mật vụ lừa đảo được thiết kế 'tinh vi' nhất trong lịch sử, 3000 năm mọi người vẫn còn tin - Ảnh 1.

Vụ lừa đảo mang tên "Trụ vương bạo chúa đời nhà Thương" lừa dối lịch sử suốt 3000 năm.

Vào năm 1105 trước Công nguyên, triều đại nhà Thương có một đứa trẻ oa oa khóc chào đời. Cha cậu đặt tên cậu là "Tân". Cậu còn có một cái tên mà mọi người quen thuộc hơn là "Vua Trụ". Nhưng đó là chuyện sau này, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về nửa đầu cuộc đời của cậu.


Tương truyền rằng "Tân" từ nhỏ đã bộc lộ tài năng phi thường, trong "Sử ký" có ghi rằng "Đế Tân phản ứng cực kỳ nhanh nhẹn, linh hoạt, thính giác rất nhạy, tài lực hơn người, tay khỏe như mãnh thú". Trong "Tuân Tử" có khi chép lại: " Dài, lớn, đẹp, đúng là thiện hạ kiệt dã". Một người có tướng mạo đẹp đẽ, trí tuệ hơn người, sức mạnh như vậy đương nhiên sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người.

Mặc dù Tân chỉ là con trai út của Hoàng đế Ất, nhưng ông ta đã được lập làm thái từ thừa kế ngôi vua nước Thương từ sớm, điều này cho thấy năng lực của ông ta đã được mọi người công nhận.

Vén màn bí mật vụ lừa đảo được thiết kế 'tinh vi' nhất trong lịch sử, 3000 năm mọi người vẫn còn tin - Ảnh 3.

“Đế Tân” Năm 1076 trước Công nguyên.

Năm 1076 trước Công nguyên, Hoàng đế Ất băng hà và Tân kế vị ngai vàng, được gọi là "Hoàng đế Tân" trong lịch sử. Sau khi lên nắm quyền, Hoàng đế Tân coi trọng phát triển nông nghiệp và dệt vải trong nước, phát hiện nhân tài, thực hiện một loạt cải cách, nâng cao sức mạnh dân tộc toàn diện của đất nước. Về đối ngoại, Hoàng đế Tân đã chiến đấu chống lại sự quấy nhiễu Trung Nguyên liên tục như lũ từ phía Đông, và đã thành công đẩy lùi chúng, bảo vệ lãnh thổ của Trung Nguyên, còn mở rộng lãnh thổ đến Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang và thậm chí cả vùng ven biển Phúc Kiến. Đất nước cứ thế mà ngày càng lớn mạnh hơn.

Nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở đây thì ông ta vẫn là một minh chủ anh hùng đáng kính, vậy vì sao cuối cùng ông ta trở nên bạo tàn đến mức mọi người đều gọi là "Trụ Vương bạo chúa đời nhà Thương"?

Vụ lừa đảo mang tên "Trụ vương bạo chúa đời nhà Thương"

Vén màn bí mật vụ lừa đảo được thiết kế 'tinh vi' nhất trong lịch sử, 3000 năm mọi người vẫn còn tin - Ảnh 4.

Cơ Phát, người sau này là Chu Vũ Vương - Đỉnh Đỉnh nổi tiếng, vị vua sáng lập của nhà Tây Chu ở Trung Quốc, cũng không ngờ rằng vụ lừa đảo của mình về Hoàng đế Tân lại có thể kéo dài hàng ngàn năm và được coi là tinh vi nhất trong lịch sử đến như vậy.

Chuyện này bắt đầu khởi nguồn từ một người tên là Cơ Phát, người sau này là Chu Vũ Vương - Đỉnh Đỉnh nổi tiếng, vị vua sáng lập của nhà Tây Chu ở Trung Quốc. Ông ta là con trai của Chu Văn Vương – Cơ Xương, ông ta và Hoàng đế Tân có mối thù lớn.

Khi đó, Hoàng đế Tân giam giữ cha của Cơ Phát là Cơ Xương trong 7 năm, sau khi Cơ Xương chết, Cơ Phát trong lòng đầy tức giận đã dẫn một đội quân đi chinh phục vùng đất của Hoàng đế Tân .

Vào năm 1046 TCN, trận chiến Mục Dã nổi tiếng diễn ra, quân của Đế Tân nhanh chóng bị quân Chu đánh bại, Hoàng Đế Tân biết không thể thoát thân đã chạy đến Lộc Đài, nhảy vào đống lửa tự thiêu mà chết. Cơ Phát sau khi truy đuổi đến nơi bèn chặt đầu cái xác và gọi Đế Tân là "Trụ Vương".

Cơ Phát đã mô tả về Hoàng đế Tân theo cách này: "Nay Trụ Vương nghe lời vợ, tự tuyệt với trời, hủy hoại ba đời, xa rời cha mẹ anh em, đoạn tuyệt với tổ tông, lưu lại danh tiếng dâm dục, thiên hạ đại loạn mà vẫn chỉ vui vầy với đàn bà". Trong thời cổ đại, "Trụ" là một cách gọi ô nhục, tượng trưng vừa tàn nhẫn, lại vừa bạo ngược.

Như chúng ta đã biết, lịch sử được viết bởi những người có công, nay vì Hoàng đế Tân đã chết và nhà Thương diệt vong, nhà Tây Chu tất nhiên cũng sẽ không khách khí gì .

Vén màn bí mật vụ lừa đảo được thiết kế 'tinh vi' nhất trong lịch sử, 3000 năm mọi người vẫn còn tin - Ảnh 5.

Từ một minh chủ anh hùng đáng kính, chỉ vì trò lừa đảo của Cơ Phát mà Hoàng đế Tân trở thành Trụ Vương bạo chúa đời nhà Thương, ngay đến vợ yêu Đát Kỷ của Đế Tân cũng bị coi là đại diện cho mối họa quốc gia.

Và từ đó tên gọi "Trụ Vương" nhanh chóng lan rộng truyền khắp nam bắc thiên hà, và Hoàng đế Tân cũng được đưa vào nhiều điển tích khác nhau như nhân vật phản diện điển hình. Người ta không ngần ngại mà khoác lên con người Hoàng đế Tân toàn bộ những tội ác trên thiên hạ, ngay đến vợ yêu Đát Kỷ của Đế Tân cũng bị coi là đại diện cho mối họa quốc gia.

Ngày qua ngày khác, năm này qua năm khác, kiểu "trăm năm bia đá còn mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" này đã được lưu truyền, và nhiều "dị bản" khác nhau cũng đã sinh ra, chẳng hạn như La Bí đời Tống trong " Thực bàn được mất chuyện Kiệt Trụ" đã viết: "Đế Tân xây dựng đại điện, xây hồ rượu rừng thịt, sủng tín nữ sắc, trói buộc cấm kỵ hiền tài, tàn sát người trung thực lương thiện…"

Vén màn bí mật vụ lừa đảo được thiết kế 'tinh vi' nhất trong lịch sử, 3000 năm mọi người vẫn còn tin - Ảnh 6.

Lưu truyền "Trụ Vương nghe lời Đát Kỷ mà khiến thiên hạ đại loạn" trở nên nổi tiếng mà 3000 năm sau mọi người vẫn tin đó là sự thật.

Sau đó là vô vàn những lưu truyền như "Thiêu chết trung thần", "Hổ dữ giết người ăn thịt", v.v ... Khi cuốn tiểu thuyết "Phong thần diễn nghĩa" ra đời, Đế Tân thậm chí còn bị viết rằng sự tồn tại của ông ta "không bằng chó lợn". Nhưng trên thực tế, những lưu truyền về hồ rượu rừng thịt, tẫn kê tư thần ( gà mái gáy sớm – để phụ nữ làm thay việc của đàn ông – ám chỉ việc Trụ Vương nghe lời Đát Kỷ mà khiến thiên hạ đại loạn) cho đến hôm nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

Trên thực tế, ngay từ thời Xuân Thu, đại đệ tử của Khổng Tử là Tử Cống đã từng nói: "Trụ chi bất thiện, bất như thị chi thậm dã. Thị dĩ quân tử ố cư hạ lưu, thiên hạ chi ác giai quy yên " ( Những điều bất thiện của vua Trụ không đến nỗi như thiên hạ nói. Người quân tử rất ghét ở chung với đám hạ lưu, vì mọi điều xấu trong xã hội đều đổ dồn về chỗ họ).

Tuy nhiên, làm thế nào những người đang trong cơn giận dữ có thể chú ý đến những nhận xét như vậy? Như mọi người đã biết, một phần lớn "Lịch sử nhà Minh" mà chúng ta thấy ngày nay đã được "sửa lại" bởi nhà Thanh, và cái gọi là "chân tướng" đã dần biến mất trong dòng chảy của lịch sử, cho phép các thế hệ tương lai được mạn đàm bình luận.