Vào những năm 1950, tại Lỗi Dương, Hồ Nam, nhân dân vùng này hưởng ứng lời kêu gọi phá rừng, khai khẩn đất hoang làm ruộng. Động thái này ban đầu nhằm giải quyết đời sống đói nghèo của người nông dân, nhưng nó đã thu hẹp không gian sống của loài hổ. Chúng bắt đầu dần dần kéo xuống núi để kiếm ăn có gì để ăn, lúc này những sự vụ hổ làm hại người, hổ ăn thịt trâu bò thường xuyên xảy ra, khiến cuộc sống người dân khốn khổ.
Thời điểm đó, loài hổ không được chú trọng bảo tồn như bây giờ. Sau khi gây hại cho người dân, chính quyền địa phương rất quan tâm sự việc này và tổ chức một nhóm những người có kinh nghiệm đánh hổ. Mọi người tiến cử ông Trần Chỉ Phương (Chen Qifang ) làm đội trưởng đội đánh hổ. Trần Chỉ Phương lúc đó đã 64 tuổi, nhưng vẫn một lòng quyết tâm tham gia đánh hổ. Bởi bản thân ông vốn là một thợ săn và có kinh nghiệm đánh hổ. Hơn nữa, đứa cháu trai của ông Trần khi đó 14 tuổi cũng đã bị hổ ăn thịt, bởi vậy ông vẫn luôn nuôi một mối thù với loài hổ?
Có lẽ hiện tại, khó ai có thể tin rằng, thời đó việc đánh hổ không dựa vào súng đạn mà dựa vào trí tuệ của Trần Chỉ Phương. Vì sao lại nói rằng đánh hổ mà dùng súng là vô dụng? Trần Chỉ Phương đã trải qua tình huống suýt bị hổ ăn thịt khi dùng súng. Một lần, Trần Chỉ Phương dắt theo đám người mai phục tại nơi hổ qua, sau khi con hổ xuất hiện, ông đã bắn con hổ từ xa hai phát súng. Con hổ mặc dù khi đó bị thương, máu chảy đầm đìa nhưng không chết ngay được. Nó rất nhanh phát hiện ra vị trí của Trần Chỉ Phương , và với sức lực cuối cùng của mình, nó lao về phía ông, vồ lấy vai trái và cắn mạnh. Những người ở đó không dám bắn nữa, vì sợ vô tình bắn trúng Trần Chỉ Phương .
Đó thực sự là một tình huống đáng sợ. Trần Chỉ Phương khi đó không hoảng, rất bình tĩnh lấy ngón tay chọc vào mũi con hổ. Quả nhiên, con hổ sợ ngứa, nên lùi lại phía sau. Trần Chỉ Phương cắn răng chịu cơn đau, vùng dậy rồi nhanh chóng nấp mình vào đống cỏ khô. Khi đó các thành viên khác mới dám cướp cò bắn chết con hổ. Tuy nhiên, Trần Chỉ Phương thì bị thương nặng ở vai trái, suýt chút nữa trở thành người tàn phế. Trong quá trình chiến đấu với hổ, điều khiến Trần Chỉ Phương nhớ nhất là cuộc chiến với hổ mãnh chúa.
Năm 1957, đội đánh hổ đã mang về một con hổ cái đã chết và con hổ con vẫn còn sống. Mọi người đang bàn cách giải quyết xem nên xử lý thế nào thì bỗng nhiên nghe tiếng hổ gầm khắp nơi. Lúc này, mọi người phát hiện ra cả làng đã bị hổ bao vây. Thông thường, loài hổ thường hành động đơn độc, chúng cũng không quan tâm đến hổ cái và hổ con. Nhưng lần này, lũ hỗ lại kéo tới theo đàn, khiến dân làng vô cùng bất ngờ.
Có khoảng hơn một trăm con hổ tập trung quanh làng. Nhưng điều kỳ lạ là chúng không tấn công dân làng mà chỉ gầm rú không ngừng. Dân làng nhận ra có thể do họ đang giữ hổ con nên vội vàng thả hổ con ra. Quả nhiên sau đó, đám hổ rời đi, nhưng trước khi rời đi, chúng cũng đã làm thịt tất cả các gia súc trong làng.
Sau khi nghe được chuyện này, Trần Chỉ Phương đã mang cung nỏ của mình đến khu vực nơi đám hổ hoạt động. Đánh hổ bằng cung và nỏ cũng là một phương pháp mà Trần Chỉ Phương nghĩ ra. Các loại nỏ khác nhau được lắp đặt ở các địa hình khác nhau, nỏ phẳng dùng trên mặt đất bằng phẳng, nỏ xiên dùng trên địa hình dốc, thuốc độc được thêm vào nỏ. Khi con hổ xuất hiện, Trần Chỉ Phương đã bắn một mũi tên trúng đích sau đó dẫn cả đội rút lui. Một hồi sau, họ quay trở lại núi tìm kiếm, con hổ đã bỏ xác lại. Con hổ này nặng tới 300 kg, Trần Chỉ Phương chưa bao giờ nhìn thấy một con hổ lớn như vậy, đây quả thật là một con hổ chúa.
Trần Chỉ Phương thành lập đội đánh hổ cho tới khi giải tán các thành viên là gần hai năm. Ông không chỉ giúp dân làng của mình đánh hổ, mà những ngôi làng lân cận khác cũng tìm tới ông xin giúp đỡ. Không quá lâu để Trần Chỉ Phương được biết đến với danh hiệu "Anh hùng đả hổ". Trong suốt quãng thời gian đó, Trần Chỉ Phương đã săn và giết 138 con hổ. Ngày nay người ta rất ít nhìn thấy hổ ở Hồ Nam.
Nếu đặt hành động của Trần Chỉ Phương vào thời hiện tại, e rằng ông sẽ phải ngồi tù nhiều năm. Khi đó, ông là người anh hùng được mọi người ca tụng, thậm chí còn tới Bắc Kinh nhận biểu dương. Năm 1958 khi tới tham gia Hội nghị người lao động toàn quốc, ông còn được phong tặng danh hiệu "Anh hùng đánh hổ". Danh tiếng này của ông nhận được, cũng là giành cho toàn bộ các thành viên của đội đánh hổ Lỗi Dương. Tất cả bọn họ đều cảm thấy tự hào vì đã góp phần trừ hại cho dân.