Trong Tam Quốc, Tào Tháo có thể nói là người rất coi trọng hiền tài, là bậc trung thần lịch thiệp và sớm tập hợp được một nhóm nhân tài ưu tú xung quanh mình. Trong trận Quan Độ, Tào Tháo sử dụng Hứa Du, một mưu sĩ từng phục vụ Viên Thiệu. Nhờ Hứa Du hiến kế, Tào Tháo tấn công Ô Sào vào ban đêm và đốt cháy kho lương của quân Viên, cuối cùng giành chiến thắng.
Dân gian đã từng truyền tai nhau rằng: "Ngọa Long và Phượng Sồ, có một trong hai, ắt có thể bình thiên hạ." Vậy câu hỏi ở đây là, tại sao Tào Tháo, một người trọng nhân tài như vậy, lại không mảy may có ý định thu dụng Gia Cát Lượng?
Trước hết, khi Gia Cát Lượng chưa xuất sơn, vùng Kinh Châu do Lưu Biểu cai quản, lúc này Tào Tháo đang bận đánh Viên Thiệu ở phía bắc, nên dù có muốn cũng không thể tự ý đến thăm Gia Cát Lượng.
Thứ hai, Tào Tháo tuy thích nhân tài nhưng lại thích người chủ động đi theo mình. Với ông, muốn "ba lần đến thăm nhà tranh" như Lưu Bị, e là hơi khó.
Thêm nữa, Tào Tháo rất hay nghi ngờ, đặc biệt là đối với Gia Cát Lượng sống ở Kinh Châu. Sau trận Quan Độ, Hứa Du vì tự mãn, tỏ ra bất kính với Tào Tháo, cuối cùng bị ông giết chết. Vì vậy, có thể nói, làm mưu sĩ cho Tào Tháo vô cùng nguy hiểm, dù thực lực của quân Tào rất mạnh nhưng Gia Cát Lượng chắc cũng không đành lòng về phe ông.
Thứ ba, dưới trướng Tào Tháo lúc đó có quá nhiều mưu sĩ và họ cũng không hề kém cạnh Gia Cát Lượng. Tào Tháo có 5 vị quân sư giỏi nhất, đó là Quách Gia, Trình Dục, Tuân Úc, Tuân Du, Giả Hủ, những người này đã có công lớn trong việc thống nhất phương Bắc của ông. Với lực lượng hùng hậu của mình, Tào Tháo tin rằng như vậy là đủ.
Có thể nói, sở dĩ Tào Tháo không mời Gia Cát Lượng xuống núi là vì cho rằng Gia Cát Lượng tầm thường, bên cạnh đó ông cũng đã có đủ quân sư để tham vấn cho mình. Mặt khác, Lưu Bị không có bất kỳ một mưu sĩ tử tế nào xung quanh mình, vì vậy tất nhiên ông muốn thu phục Gia Cát Lượng, một tài năng quý giá. Đối với Gia Cát Lượng, làm việc dưới trướng của Lưu Bị cũng dễ dàng hơn, còn nếu theo Tào Tháo thì tài năng cả đời của ông ta rất có thể sẽ bị chôn vùi, vì vậy cuối cùng Gia Cát Lượng đã chọn Lưu Bị.