"Không thành kế" của Gia Cát Lượng có thực sự đánh lừa được Tư Mã Ý?

Thứ bảy, ngày 07/08/2021 10:59 AM (GMT+7)
"Không thành kế" là một trong những mưu kế đặc sắc của Gia Cát Lượng. Nhờ vào mưu kế này, Gia Cát Lượng không cần dùng một binh tướng nào cũng có thể đẩy lui Tư Mã Ý.
Bình luận 0
"Không thành kế" của Gia Cát Lượng có thực sự đánh lừa được Tư Mã Ý? - Ảnh 1.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng được xem là "kỳ phùng địch thủ". Ảnh: Sohu

Tư Mã Ý có ba đặc điểm, thứ nhất, ông là một kẻ "thức thời". Trong thời Tam quốc rối ren, anh hùng tứ phương khắp nơi, Tư Mã Ý đã chọn đi theo Tào Tháo. Sự thật chứng minh rằng tầm nhìn của ông là có một không hai. Xét về độ bá chủ, thành tích của Tào Tháo không ai sánh kịp trong Tam quốc. Không chỉ có vậy, trong cuộc tranh chấp giữa Tào Phi và Tào Xung để giành ngôi hoàng đế, Tư Mã Ý đã lựa chọn ủng hộ Tào Phi, kết quả sau đó, Tào Phi lên ngôi.

Thứ hai, Tư Mã Ý cũng rất giỏi nhẫn nhịn. Tào Tháo tuy sử dụng Tư Mã Ý nhưng đồng thời cũng luôn đề phòng ông. Tư Mã Ý biết điều này nên không dám làm gì manh động, chính nhờ thế mới được bình an vô sự.

Thứ ba là tháo vát, Tư Mã Ý sở hữu tài năng quân sự vô song. Mặc dù có thể thua kém Gia Cát Lượng một chút, nhưng ông cũng là người có đầu óc sáng suốt và luôn chuẩn bị kỹ càng. Trong cuộc chinh phạt phương Bắc của Gia Cát Lượng, hai bên đã giằng co không ít lần, khiến quân Thục rơi vào mệt mỏi.

"Không thành kế" của Gia Cát Lượng có thực sự đánh lừa được Tư Mã Ý? - Ảnh 2.

"Không thành kế" nổi tiếng làm nên tên tuổi của Gia Cát Lượng. Ảnh: Sohu

Cuộc đối đầu kinh điển nhất giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có thể kể đến "Không thành kế".

Trong cuộc Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng, Mã Tốc được chỉ định làm tiên phong, tuy nhiên kết quả thất bại, quân Thục thất thủ ở vị trí chiến lược Nhai Đình, hai mặt đều thụ địch. Tư Mã Ý dẫn một đạo quân 100.000 binh lính ráo riết đuổi theo Gia Cát Lượng.

Khi đó, quân Thục đã được điều động ra bên ngoài, trong thành đều là những người già yếu, bệnh tật, tàn tật và trẻ nhỏ.

Vào thời điểm quan trọng, Gia Cát Lượng yêu cầu binh lính mở cổng và cho một số binh sĩ đóng giả thường dân để quét dọn, trong khi chính ông ngồi trên tháp gẩy đàn, dáng vẻ nhàn nhã, thảnh thơi.

Quân của Tư Mã Ý đến cổng thành thì vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tượng này, tưởng Gia Cát Lượng đang bày trận phục kích, ông chọn cách rút lui ngay lập tức.

Nhờ vậy, "Không thành kế" của Gia Cát Lượng thành công lớn, giúp ông thoát khỏi hiểm nguy.

Tuy nhiên, sự thật thì Tư Mã Ý rút lui có phải vì sợ hãi? câu trả lời có lẽ là không.

Trước khi chết, Tư Mã Ý có nói: "Có ai ngờ được suốt đời ta luôn có tham vọng kinh hồn táng đảm?" Những chữ này cho thấy Tư Mã Ý biết quân vương nước Ngụy luôn nghi ngờ, đề phòng ông, thậm chí cho rằng ông có ý định nổi loạn.

Trở lại trận "Không thành kế", với sự khôn ngoan của Tư Mã Ý, rất có thể nhìn thấu tài thao lược của Gia Cát Lượng, nhưng ông cũng có nỗi lo về tương lai. Nếu Gia Cát Lượng thất thủ, thì đại quân của nước Thục cũng tan tác như ong vỡ tổ, Ngụy sẽ trở thành bá chủ.

Và nếu đúng như vậy thì sau này, Tư Mã Ý chẳng còn đất dụng võ, ắt sẽ phải nhận một kết cục bi thảm.

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem