Trước khi chết, Lưu Bị đã nói với Gia Cát Lượng: "Đừng trọng dụng Triệu Vân", có thật vậy hay không?

Thứ tư, ngày 04/08/2021 08:03 AM (GMT+7)
Nhiều người nói rằng, trước khi qua đời, Lưu Bị đem hoàng quyền và tương lai của nước Thục giao phó cho Gia Cát Lượng. Bên cạnh đó, ông cũng căn dặn Thừa tướng: “Đừng trọng dụng Triệu Vân.” Liệu điều đó có đúng hay không?
Bình luận 0
Trước khi chết, Lưu Bị đã nói với Gia Cát Lượng: "Đừng trọng dụng Triệu Vân", có thật vậy hay không? - Ảnh 1.

Lưu Bị cùng "Ngũ hổ tướng". Ảnh: Sohu

Cuối thời Đông Hán, thiên hạ chia làm ba, bao gồm Thục, Ngô, Ngụy hình thành thế kiềng 3 chân. Lý do gì khiến Thục Hán của Lưu Bị có thể đứng đầu thiên hạ? Đó là bởi vì ông có "Ngũ hổ tướng" dưới quyền, và Triệu Vân là một trong số đó. Sau này, trong lịch sử có lưu truyền rằng khi Lưu Bị sắp chết, ông đã gặp Gia Cát Lượng bên giường bệnh và dặn rằng không được trọng dụng Triệu Vân.

Mối quan hệ giữa hai người được ghi trong sử sách luôn rất tốt, tại sao trước khi chết, Lưu Bị lại giao phó như vậy? Sự thật đằng sau điều này là gì?

Lần đầu tiên gặp Lưu Bị

Những ngày đầu, Triệu Vân thuộc quyền chỉ huy của Viên Thiệu, sau này rất không thích phong cách của ông ta. Viên Thiệu không phải quân vương nhân từ, điều này đã khiến Triệu Vân rời bỏ ông và đầu quân cho lãnh chúa Công Tôn Toản. Không lâu sau đó, ba anh em Lưu, Quan, Trương đến nương nhờ họ Công, đây cũng là lần đầu tiên Triệu Vân và Lưu Bị gặp nhau.

Khi Lưu Bị và Triệu Vân dưới quyền của Công Tôn Toản, Triệu Vân được bố trí hỗ trợ Lưu Bị phát triển Thanh Châu. Lúc đó, Lưu Bị nhận xét về Triệu Vân là "dũng khí mưu lược, trung thành gan dạ và có lòng dũng cảm chính trực".

Trước khi chết, Lưu Bị đã nói với Gia Cát Lượng: "Đừng trọng dụng Triệu Vân", có thật vậy hay không? - Ảnh 2.

Không chỉ sở hữu sức mạnh vô song, Triệu Vân còn có lòng can đảm hiếm thấy. Ảnh: Sohu

Gặp lại Lưu Bị

Không lâu sau, Triệu Vân nhận được tin anh trai qua đời, liền xin về quê nhà Trường Sơn để làm lễ tang. Lúc này Trường Sơn đã bị Viên Thiệu thu phục rồi, chính vì vậy, không lâu sau khi Triệu Vân rời đi, Lưu Bị mất liên lạc với ông.

Lúc này trên thế gian chỉ có hai thế lực hùng mạnh, một là quân do Viên Thiệu chỉ huy, hai là lực lượng của Tào Tháo. Trước khi đến với Viên Thiệu, Lưu Bị đã nương nhờ Tào Tháo, nhưng hai người chia tay vì bất đồng quan điểm, lúc này hai quân giao chiến, nếu Viên Thiệu thua, Lưu Bị sẽ bị xử tử trước.

Viên Thiệu cũng biết rõ lai lịch của Lưu Bị, từ trước đến nay luôn cảnh giác với Lưu Bị. Ngoài mặt thì tỏ ra đồng tình, kính trọng nhưng trên thực tế ông ta chưa từng giao quân cho Lưu Bị. Lúc này, Triệu Vân gặp lại và đi theo Lưu Bị, bắt đầu giúp Lưu Bị bí mật chiêu mộ binh lính, không mất nhiều thời gian đã chiêu mộ được hơn 1.000 người. Viên Thiệu khi ấy đang chuẩn bị cho một trận chiến với quân Tào, đương nhiên không thể biết được việc ấy.

Sau đó, với hơn 1.000 binh lính do Triệu Vân chiêu mộ, Lưu Bị đã phá vòng vây thành công, từ từ bắt đầu thành lập quân đội của riêng mình.

Trận Trường Bản

Tiếng tăm lừng lẫy của Triệu Vân trong sông dài lịch sử, sáng ngời cổ đại trong và ngoài nước, tất cả đều phụ thuộc vào trận Trường Bản. Khi đó, quân Tào và quân Thục giao chiến, Lưu Bị đại bại, đành phải rút lui.

Khi dẫn binh lính cùng những người tị nạn đi trốn, Lưu Bị phát hiện ra rằng vợ con ông đã mất tích, Triệu Vân cũng không có ở đó. Nhiều người nói đã nhìn thấy Triệu Vân bắt cóc gia đình của Lưu Bị để làm cớ hàng Tào, tuy nhiên ông vẫn chọn tin tưởng vị tướng tài của mình.

Triệu Vân xông thẳng theo hướng quân Tào thực chất là để cứu vợ con của Lưu Bị, ông phi vào giữa 100.000 binh lính và đột phá thành công.

Lưu Bị rất cảm kích trước tấm lòng Triệu Vân, đặc biệt đối đãi tốt với ông. Sau trận chiến ở Xích Bích, Lưu Bị lãnh đạo quân Thục, đóng đô ở Kinh Châu, đồng thời phong Triệu Vân làm Đại tướng quân, cai quản các quận, huyện ở Giang Nam và những nơi khác, địa vị của Triệu Vân lúc này cũng gần giống như Trương Phi, Quan Vũ.

Trước khi chết, Lưu Bị đã nói với Gia Cát Lượng: "Đừng trọng dụng Triệu Vân", có thật vậy hay không? - Ảnh 3.

Triệu Vân tả xung hữu đột cứu ấu chúa ở trận Trường Bản. Ảnh: Sohu

Dũng cảm, mưu lược, trung thành, gan dũng

Lưu Bị coi trọng Triệu Vân không chỉ vì dũng cảm vô song trong chiến trận mà còn bởi vì ông có dũng khí, tài thao lược, tiến, lui phòng thủ.

Trận chiến Hán Trung cũng phần nào phản ánh tài năng của Triệu Vân, ông đã cân nhắc trước rằng Hoàng Trung có thể sẽ bị bắt trong trận chiến với Tào nên dẫn kỵ binh đi tiếp viện. Đúng như dự đoán, khi Triệu Vân đến, Hoàng Trung đang bị bao vây, Triệu Vân lập tức dẫn quân xông vào doanh trại đối phương, giải cứu Hoàng Trung và quay trở lại căn cứ của quân Thục.

Lúc đó, Tào Tháo đang đuổi theo, Triệu Vân biết Tào Tháo hay nghi ngờ bèn chủ động mở cửa doanh trại, thấy tình cảnh này Tào Tháo bỗng lo lắng, không dám tiến lên nữa, đành phải dẫn quân rút lui, tạo lợi thế giúp quân Thục tấn công.

Sau trận chiến này, Triệu Vân càng được Lưu Bị chú ý và đánh giá cao, sau này khi bàn chuyện đại sự, Lưu Bị cũng thường ưu tiên ý kiến của Triệu Vân. 

Trước khi chết, Lưu Bị đã nói với Gia Cát Lượng: "Đừng trọng dụng Triệu Vân", có thật vậy hay không? - Ảnh 4.

Triệu Vân không được Lưu Bị trọng dụng, liệu có phải là thật?

Tuy nhiên, sau khi Quan Vũ bị quân Ngô giết hại, Lưu Bị nổi giận và muốn hợp lực tấn công nước Ngô, báo thù cho em trai. Lúc này, Triệu Vân đột nhiên đề nghị: "Lúc này, tấn công Ngô không phải là một bước đi khôn ngoan. Kẻ thù bây giờ là Tào Tháo, khi quân Tào bị quét sạch, quân Ngô sẽ tự nhiên đầu hàng."

Lưu Bị phớt lờ đề nghị của Triệu Vân, thậm chí còn không mang Triệu Vân theo khi đi chinh phạt quân Ngô. Có tin đồn rằng Lưu Bị có thù oán với Triệu Vân và không coi ông như người của mình. Dường như vị quân chủ luôn đề phòng Triệu Vân, sau khi Quan Vũ chết, bắt đầu cố ý bỏ mặc, mọi người thăng quan tiến chức, trong khi Triệu Vân thì không.

Trên thực tế, một số tuyên bố rằng Lưu Bị không ưa Triệu Vân là từ tiểu thuyết và một số từ dã sử. Không có ghi chép thực tế nào trong biên niên sử về việc Lưu Bị không muốn sử dụng Triệu Vân. Rất nhiều thông tin chỉ được suy ra bởi các thế hệ sau này.

Kết luận

Lưu Bị luôn tin tưởng Triệu Vân và Triệu Vân cũng luôn trung thành theo Lưu Bị. Mặc dù vị trí chính thức của Triệu Vân có phần thấp hơn so với bốn tướng còn lại trong "Ngũ hổ tướng", nhưng điều đó không có nghĩa rằng Triệu Vân không được trọng dụng.

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem