Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện không cho ai đến đám tang của ông, vì sao lại thế?
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện không cho ai đến đám tang của ông, vì sao lại thế?
Thứ ba, ngày 17/08/2021 00:00 AM (GMT+7)
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư thần cơ diệu toán cuối thời Đông Hán và cũng là một trong số những trọng thần có công gây dựng lên tập đoàn chính trị Thục Hán thời Tam Quốc.
Trước khi mất, Lưu Bị gọi Khổng Minh từ Thành Đô tới để dặn dò hậu sự. Lưu Bị nằm trên giường cầm tay Khổng Minh: "Tài thừa tướng gấp 10 Tào Phi tất yên định nhà nước, làm nên nghiệp to. Còn đối với con trẫm, nếu có thể giúp thì giúp còn không thì ngươi nên làm chủ Thành Đô". Khổng Minh nghe xong giật mình, phục lạy xuống đất mà thề "thần xin dốc hết sức khuyển mã phò tá thái tử, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi".
Chưa rõ lời nói của Lưu Bị có xuất phát từ sự chân thành hay không, nhưng tình thế lúc đó cho thấy vị quân vương nước Thục đã ứng xử rất khôn khéo. Gia Cát Lượng tài giỏi, tháo vát, điều đáng khen hơn cả là sự trung thành của ông với Lưu Bị. Sau khi Lưu Bị mất, Hậu chủ Lưu Thiện lên kế vị khi mới 15 tuổi, từ đây mọi chuyện lớn nhỏ trong triều đều do Thừa tướng Gia Cát Lượng giải quyết.
Tuy nhiên, sau cái chết của Gia Cát Lượng, những hành động của Lưu Thiện khiến người ta cảm thấy có lẽ mối quan hệ giữa Quân vương và Thừa tướng không được hòa thuận.
Lưu Thiện lên ngôi từ khi tuổi còn trẻ, chưa trưởng thành, mọi việc đều phải dựa vào Gia Cát Lượng, nên Lưu Thiện không có thực quyền trong triều. Chúng ta không biết Lưu Thiện có oán hận hay không, chỉ biết rằng khi Gia Cát Lượng còn sống, cả hai người khi xuất hiện vẫn rất hòa thuận.
Lưu Thiện phải hỏi Gia Cát Lượng về mọi việc và chỉ làm sau khi được Thừa tướng đồng ý, đây là biểu hiện của sự tin tưởng của Lưu Thiện đối với Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đã làm tròn bổn phận như một người thầy, một người cha đối với Lưu Thiện, dạy Lưu Thiện không được coi thường bản thân, phải nghe lời khuyên răn, phân biệt thưởng phạt.
Chi tiết khiến người ta nghĩ rằng Lưu Thiện căm ghét Gia Cát Lượng là sau khi Gia Cát Lượng mất. Khi đó, Thừa tướng bị ốm vì hao tổn tâm sức và qua đời. Lúc này, Lưu Thiện ra lệnh không được phát tang Gia Cát Lượng! Mọi người đều nói rằng có sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Lưu Thiện và Gia Cát Lượng, nhưng không biết rằng đó chính là kế hoạch của Khổng Minh.
Lưu Thiện không được phát tang, đây là điều Gia Cát Lượng căn dặn trước khi chết, nguyên nhân là do ông lo lắng về sự hỗn loạn của ba quân sau khi mình mất, Tào Ngụy có thể lợi dụng tiến công.
Vì vậy, việc Lưu Thiện ra lệnh không phát tang thực chất là làm theo chỉ đạo của Gia Cát Lượng. Bên cạnh đó vẫn còn một chuyện nữa, đó là Lưu Thiện không cho dân lập đền thờ Gia Cát Lượng.
Việc dân chúng không được lập đền thờ không có nghĩa là Lưu Thiện ghét Gia Cát Lượng, mà vì thời bấy giờ không có chuyện quan triều thần được lập đền thờ, và với tư cách là một hoàng đế, Lưu Thiện không được phép lập đền thờ cho các cận thần của mình.
Người ta cho rằng, Lưu Thiện đã lộ bộ mặt thật sau khi Gia Cát Lượng qua đời, kì thực, Gia Cát Lượng đích thân ra lệnh không được phát tang, và việc lập đền thờ là điều không được phép theo quy định, từ đó có thể nói mối quan hệ giữa Lưu Thiện và Gia Cát Lượng có lẽ không hề xấu như những gì người ta nghĩ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.