Những rạn nứt chính trị với phương Tây là điều mà Tổng thống Nga Putin đã quen thuộc trong thời gian cầm quyền. Sự chú ý hiện đang tập trung vào mối quan hệ của ông với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Putin gặp khó với một tổ chức quốc tế.
Năm 2014, Moscow đã bị đình chỉ tư cách thành viên của Nhóm G8. Động thái này diễn ra ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Vào thời điểm đó, Moscow cho biết họ không có ý định tái gia nhập khối có ảnh hưởng ngay cả khi họ được mời lại.
Thay vào đó, Tổng thống Putin chuyển hướng chú ý sang G20 - một nhóm các quốc gia rộng lớn hơn nhiều, bao gồm các nền kinh tế mới nổi như Brazil và Mexico.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, sự tham gia của Nga vào G8 "không được thảo luận ở Moscow theo bất kỳ cách nào".
Nga ban đầu gia nhập nhóm vào năm 1998, chuyển từ G7 thành G8. Sau khi Moscow rút lui, các thành viên hiện tại bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.
Vào tháng 6/2020, các thành viên của G7 - bao gồm cả Anh và Canada - đã phản đối lời mời của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để Nga trở lại nhóm.
Phát biểu vào thời điểm đó, ông Trump nói rằng "nhóm các nước lạc hậu" của G7 nên được mở rộng để bao gồm cả Nga.
Tại sao Trung chưa từng là thành viên của nhóm?
Trung Quốc và G7 có mối quan hệ căng thẳng lâu nay do bị nhóm chỉ trích về các vấn đề đối nội của Bắc Kinh.
Hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và sự ủng hộ của nước này đối với Nga trong những năm gần đây đặt ra hai ví dụ về các vấn đề cần được khắc phục giữa các bên.
Sau hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vào mùa hè năm ngoái, lãnh đạo các nước G7 đã đưa ra một tuyên bố chung, kêu gọi Trung Quốc "tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản".
Bắc Kinh đáp trả G7 và cáo buộc họ đưa ra "những cáo buộc vô căn cứ" chống lại Chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh trước đây đã cảnh báo các nhà lãnh đạo G7 rằng thời mà một nhóm "nhỏ" các nước quyết định vận mệnh thế giới đã qua lâu rồi.
Đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc ở London cho biết: "Chúng tôi luôn tin rằng các quốc gia nói chuyện, lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, nghèo hay giàu, đều bình đẳng và các vấn đề thế giới nên được giải quyết thông qua sự tham vấn của tất cả các quốc gia".