Dầu Tiếng được biết đến là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, nơi đây đang cung cấp nguồn nước nông nghiệp cho miền Đông Nam Bộ, nước sinh hoạt cho người dân TP HCM và các vùng lân cận.
Tại ven hồ Dầu Tiếng (ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) hiện có hơn 60 hộ dân là kiều bào ở Campuchia hồi hương sau nhiều năm lưu lạc sinh sống tại đây.
Các hộ dân này chủ yếu tập trung sống ở ven hồ, dựng chòi, nhà sàn, nhà tạm trong vùng bán ngập vùng lòng hồ Dầu Tiếng để mưu sinh.
Ông Nguyễn Văn Hợi được các hộ dân nơi đây gọi là "già làng" vì lớn tuổi nhất và sống lâu năm ở đây, công việc chính mỗi ngày của ông là được thương lái thuê vận chuyển thức ăn cho cá đến từng bè cá.
Gia đình anh Trần Văn Tâm sống trên hồ này được hơn 7 năm, anh nuôi đủ thứ cá như trắm, mè, chép, hồng…
Ước tính mỗi ngày vợ chồng anh Tâm bán được từ 300.000- 500.000 đồng tiền cá, nếu trừ thức ăn thì cũng kiếm được từ 100.000-300.000 đồng tiền lời
Gia đình anh Tâm có 7 người con, 5 người đã lập gia đình, còn hai đứa con 8 tuổi và 10 tuổi nhưng đều không biết chữ
Cậu bé Trần Văn Giang, con thứ 6 của vợ chồng anh Tâm năm nay mới 10 tuổi nhưng rất thành thạo các công việc trên sông nước
Em có thể ngâm mình hàng giờ trên hồ, lặn được từ bè này sang bè kia
Lái đò cũng rất thuần thục và điêu luyện
Đối diện nhà sàn của anh Tâm là nhà cô Nguyễn Thị Tha, năm nay đã ngoài 60 tuổi, có hai con đi lấy chồng xa, còn chồng thì đã bỏ đi nên cô Tha sống một mình
Lúc rảnh rỗi thì sang nhà hàng xóm nói chuyện, uống nước trà và đợi thương lái đến mua cá
Hầu hết các hộ dân trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long, thời chiến tranh họ ly tán sang Campuchia. Năm 1990, họ về nước rồi dựng những căn nhà nhỏ lênh đênh trên mặt hồ, mưu sinh bằng việc đánh bắt cá trong
Cuộc sống lênh đênh sông nước của những -rái cá- giữa làng Bè Dầu Tiếng - Báo Người lao động.
Hiện nay, chính quyền xã Minh Hòa đang vận động những hộ dân này lên bờ sinh sống, nhưng lại gặp khó khăn về hỗ trợ đất đai, nhà ở.