Nhiều người chơi cây cảnh thường thắc mắc họ mua cây cảnh từ chợ về vô cung tươi đẹp nhưng chỉ trồng trong nhà một thời gian ngắn đã phát triển không tốt như mong đợi.
Đó là vì bạn đã chăm sóc cây cảnh không đúng cách hoặc không đáp ứng đúng yêu cầu của cây cảnh. Trên thực tế có 1 số phương pháp nhỏ có thể làm cho cây cảnh trong nhà phát triển tươi tốt, ngay cả trong mùa hè nóng bức!
Nhiều bạn thích trồng cây cảnh trong 1 bình nước, nhất là những cây cảnh cho tán lá xanh trồng trong nước vừa mát mẻ, xinh đẹp lại dễ chăm sóc.
Tuy nhiên, 1 số người mắc phải vấn đề là cây cảnh thủy canh lâu ngày không ra rễ hoặc rễ bị thối mủn, lá vàng úa.
Nếu những cây cảnh thủy canh mà chúng ta mang về nhà không ra rễ trong một tuần thì có lẽ tình hình đang trở nên tồi tệ. Chúng ta cần tìm cách giải quyết để cứu cây cảnh sống sót.
Nếu chúng ta trồng các cây cảnh có tán lá nhỏ như cây phát tài phát lộc thì trước tiên chúng ta có thể chuẩn bị một chiếc kéo sạch, cắt theo đường chéo của chúng khoảng 2 cm, sau đó ngâm lại trong nước sạch cho ra rễ.
Đối với một loại cây thân lá rất dễ bị thối đen như cây cảnh kim ngân, khi "sửa chữa" chúng ta phải cắt bỏ hết những phần bị hoại tử, sau đó dùng hơi nước để "nhử rễ" mọc ra, nếu không cây cảnh có thể chết.
Để thúc đẩy tỷ lệ ra rễ của những cây cảnh lá này, chúng ta cũng có thể thêm một viên aspirin vào bình nước thủy canh. Chúng ta phải nghiền nát viên thuốc trước khi sử dụng.
Ai đã dùng rồi thì biết viên thuốc này rất giàu axit salicylic và axit salicylic này có thể thúc đẩy quá trình ra rễ của cây rất tốt. Do đó, chúng ta có thể thử cho 1 viên vào bình nước để thúc cây cảnh thủy canh của chúng ta ra rễ.
Cây cảnh thủy canh không phát triển tốt có thể do nguyên nhân cây bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Chúng ta đều biết rằng nếu chỉ sử dụng nước để duy trì cho cây cảnh thì cây cảnh sẽ rất ít chất dinh dưỡng để hấp thụ.
Về cơ bản, cây cảnh thủy canh không thể nào phát triển tươi tốt như cây trồng trong đất.
Đặc biệt, khi dùng nước máy để trồng cây cảnh thủy canh thì bạn cần phơi nước nửa ngày dưới mặt trời rồi mới sử dụng. Bằng cách này, vi khuẩn và các chất khác có trong nước máy có thể được khử sạch.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể cho thêm một ít đinh sắt gỉ vào nước thủy canh, vừa có thể bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, vừa có tác dụng giảm nguy cơ vàng lá cho cây cảnh.
Các bạn có thể mua thêm dung dịch dưỡng cây để bổ sung vào nước thủy canh. Số giọt dung dịch dinh dưỡng mỗi lần không nên quá nhiều, 2 ~ 3 giọt là phù hợp nhất.
Cuối cùng, nếu bộ rễ của cây cảnh thủy canh mọc um tùm, vướng víu cũng là điều rất nguy hiểm. Không phải bộ rễ càng dài càng tốt, ngược lại, những rễ này sau khi mọc dài rất dễ vướng vào nhau, sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy ở rễ.
Nếu lá vàng là do bộ rễ quá dài, chúng ta có thể tỉa bớt rễ và ngắt bỏ những lá vàng kịp thời để tránh cho những bộ rễ và lá vàng này tiếp tục hút chất dinh dưỡng của cây.
Lưu ý khi chăm sóc cây cảnh thủy canh: Như vậy, bạn có thể xử lý cây cảnh thủy canh vàng lá, thối rễ bằng cách cắt tỉa rễ thối, cho 1 viên thuốc apsirin hoặc vài cái đinh vào trong nước thủy canh. Bạn sẽ không thể ngờ được tác dụng của chúng đâu!
(Theo SH)