Một số vựa ở ĐBSCL cho hay, giá mít Thái hôm nay 9/7 chưa có khác so với hôm qua. Hiện giá chựng lại sau đà tăng nhẹ vài ngày qua.
Cụ thể, tại Tiền Giang, các vựa mua mít Kem lớn từ 9.000 - 11.000 đồng/kg (tuỳ vựa), mít Kem nhỏ từ 4.000 - 6.000 đồng/kg.
Còn thương lái đến vườn cắt mưa với giá thấp hơn mức trên 2.000 đồng/kg, tức mua mít Kem lớn chỉ từ 7.000 - 9.000 đồng/kg (tuỳ vựa), mít Kem nhỏ từ 2.000 - 4.000 đồng/kg.
Tại các địa phương khác ở ĐBSCL như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, An Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay 9/7 cũng tăng nhẹ so với hôm qua.
Theo đó, các vựa mít Thái tại các địa phương này mua mít Kem lớn từ 9.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 4.000 đồng/kg. Còn thương lái mua mít Kem lớn từ 7.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 2.000 đồng/kg.
Riêng mít chợ, vựa mua mít chợ loại 1 từ 4.500 đồng/kg, loại 2 là 2.500 đồng/kg. Tại vườn, thương lái mua mít chợ loại 1 từ 3.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 từ 1.000 đồng/kg.
Sản lượng mít Thái sẽ giảm trên 100 nghìn tấn trong năm 2022
Theo thống kê Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng mít Thái ở ĐBSCL đạt 225 nghìn tấn, dự kiến 6 tháng cuối năm đạt 273 nghìn tấn (phần lớn ở Tiền Giang, Hậu Giang).
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, tổng sản lượng mít Thái năm 2021 đạt tổng cộng 420 nghìn tấn.
Trong khi đó, trong năm 2021, sản lượng mít Thái cả năm là 524 nghìn tấn. Như vậy, sản lượng mít Thái năm 2022 sẽ giảm hơn năm 2021 là 104 nghìn tấn.
Cục Trồng trọt nhận định, do dịch Covid-19, một số trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó có mít Thái gặp nhiều khó khăn, nhất là từ tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thông quan hàng hóa qua cửa khẩu.
Chưa dừng lại ở đó, Cục Trồng trọt còn cho rằng, chi phí vận chuyển đường bộ và đường biển sang Trung Quốc tăng mạnh, làm tăng giá thành xuất khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nông dân sản xuất.
Giá vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt phân bón cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất, tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của nông dân.