Chủ nhân cây cảnh tiền tỷ này còn sở hữu một cây cổ rất đắt giá, tuy nhiên "cây đèn thần" được cho là độc bản và được mệnh danh "đẹp nhất miền Tây".
Thông tin trên Tri Thức & Cuộc sống cây cảnh cổ mộc bằng lăng có tên "cây đèn thần" của ông Sơn (74 tuổi ở Vĩnh Long) có tuổi đời hơn 300 năm, dáng thế độc nhất vô nhị, và được rao bán cây cảnh này với giá 69 tỷ đồng khiến nhiều người yêu cây cảnh không khỏi xuýt xoa và tò mò muốn tận mắt chiêm ngưỡng.
Theo tiết lộ của chủ cây: "Đây là giống cây cảnh cổ mộc bằng lăng. Năm 1971, tôi được người ta tặng lại cây này. Tôi vốn là người yêu thích cỏ cây hoa lá nên nhận và đem về để trồng. Họ có nói rằng nó tuổi đời cao, tính đến thời điểm hiện tại phải 300 năm rồi”.
Để đặt được tên hay là “cây đèn thần” tác giả cho hay, cây cảnh này chỉ có một thân duy nhất và phát triển cao lớn đến bây giờ.
Nó có hình dáng như cây đèn thần trong truyện thần thoại xứ Ba Tư – Aladdin và cây đèn thần. Hơn nữa vì có tuổi thọ vài trăm năm, vì thế cây cảnh có rất nhiều "cục u" ở thân rất độc lạ. Do đó chú quyết định gọi như thế vừa tả đúng dáng cây vừa có sự bí hiểm về tuổi đời.
Tác phẩm cây cảnh có "1-0-2" này hiện tại cây đã cao 4m, chu vi đế 6m và đường kính gốc cũng 6m. Nếu muốn nhìn tổng thể, mọi người phải đứng ra tận xa mới bắt trọn khung cảnh, còn đứng sát chỉ xem được chi tiết gốc, thân thôi.
Điều ấn tượng nhất chính là gốc cây cảnh có hình dáng giống như con quy (con rùa), hai bên có hai râu.
Với tình yêu mãnh liệt với cây cảnh, ông Sơn đã dày công chăm sóc và uốn tỉa tỉ mần mấy chục năm. Đặc biệt ở từng khúc cây, người chủ tận tụy tạo kiểu làm sao cho trông thật có hồn cốt.
Những năm gần đây, giá trị của loài cây cảnh không chỉ phụ thuộc vào hình dáng có đẹp hay không mà còn dựa cả vào sự độc lạ và hiếm. Do vậy cây cảnh dù có là giống cây bình thường nhưng chỉ cần có điểm đặc biệt về thân hình, cách nở hoa... thì có người sẵn sàng trả giá cao.
Nói về mức giá "trên trời này" ông Sơn kể, cách đây 9 năm có một người Nhật tìm đến và trả giá 37 tỷ đồng cho cây cảnh cổ nhưng chú kiên quyết không bán. Họ liền trả thêm 8 tỷ đồng, tổng là 45 tỷ đồng. Song chú Sơn vẫn lắc đầu từ chối.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, giờ đây ông Sơn quả quyết nếu bán được cây cảnh với giá 69 tỷ đồng sẽ trích một phần làm từ thiện, số còn lại chú Sơn sẽ để tiêu xài trong gia đình mình. Nếu không có sức làm thì sẽ giao cho những người tin tưởng để làm việc thiện vì cộng đồng.
Trước đó, cũng ở miền Tây cây mai ở An Giang vừa được bán với giá 4 tỷ đồng khiến nhiều người xôn xao. Cụ thể cây cảnh mai 50 tuổi được trưng bày tại chợ hoa xuân TP.Long Xuyên đã được một đại gia bí ẩn chốt giá 4 tỷ đồng và đặt cọc trước 2 tỷ đồng để sở hữu.
Trao đổi với báo Giao Thông, anh Bùi Văn Bằng - người chủ cũ cây cảnh mai này cho biết, cây mai có tuổi đời trên 50 năm, nguồn gốc từ huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, được anh vận chuyển đến TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang vào chiều 8/1/2022.
Khi tận mắt nhìn, mới thấy được hết độ hoành tráng của “cụ” mai này. Chiều cao của cây mai lên đến 7 mét, tán rộng hơn 8 mét, chu vi gốc 1,2 mét. Đây là gốc mai thuộc dạng xưa nay hiếm, là điểm nhấn của cả chợ hoa.
Cây cảnh mai quý, thì giá cũng phải cao ở tầm chót vót. Chủ cây cùng con của mình quyết định bán với giá khoảng 3 tỷ đồng. Nhưng kết thúc phiên chợ hoa năm đó, cây mai không ai mua và cuối cùng phải chở về, im vắng.
Theo đó, việc chốt cây mai 4 tỷ đồng ở Long Xuyên, đến nay vẫn gây "bán tin bán nghi', nhiều người cho rằng đấy là giao dịch ảo. Bởi sau đó, người bán mai và chủ cây mai đã không ai liên lạc được… Dù trước đó họ thông tin nếu ai đến xem thấy thích thì phải bỏ ra số tiền 8 tỷ đồng để mới sở hữu được, “giành lại” từ tay vị đại gia kia.
Trong giới cây cảnh một số người am hiểu cho rằng đây chỉ là chiêu thổi giá. Thứ nhất, tạo được “danh tiếng” cho người sở hữu mai, củng cố uy thế “đại gia” để sau này dễ làm ăn giao dịch. Thứ hai, là tạo giá ảo, ai không biết lao vào giành mua cây mai này là sẽ nhận ngay cái gật đầu, bán ngay…