Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London có xu hướng hỗn hợp. Trong khi kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 6 USD, lên 2.337 USD/tấn, tất cả các kỳ hạn giao sau đều sụt giảm. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 1 giảm 10 USD, xuống 2.235 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm 8 USD, còn 2.190 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York nối tiếp đà hồi phục. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 0,30 cent, lên 147,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng thêm 0,40 cent, lên 148,85 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 – 300 đồng, xuống dao động trong khung 62.800 - 63.400 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 62.800 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 63.200 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 63.300 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 63.400 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Báo cáo xuất khẩu cà phê Robusta tháng 9 của các nước sản xuất chính đã gây áp lực lên các thị trường cà phê kỳ hạn.
Theo dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo, xuất khẩu cà phê tháng 9 giảm 39,79% so với tháng trước, do đó xuất khẩu cà phê của cả niên vụ 2022/2023 đã giảm 4,45% so với niên vụ trước đó. Tuy nhiên, trên các trang tin nước ngoài đã trích dẫn dữ liệu sơ bộ (chưa cập nhật) nên đã đưa đến kết quả là Việt Nam xuất khẩu cà phê trong niên vụ vừa kết thúc 2022/2023 đã tăng 1,55% so với niên vụ trước.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brazil báo cáo, xuất khẩu cà phê hạt trong tháng 9 đã giảm 4,26% so với cùng kỳ năm trước, xuống ở mức 3,03 triệu bao, bao gồm 2,40 triệu bao cà phê Arabica, giảm 20,26 % và 624.999 bao cà phê Conilon Robusta, tăng 317% so với cùng kỳ năm trước.
Biên bản FOMC tháng 9 được công bố cho thấy các quan chức của Fed – Mỹ vẫn tỏ ra thận trọng, cân nhắc việc nâng thêm lãi suất cho dù lạm phát đang chậm lại nhưng vẫn còn cao hơn mức mục tiêu.
Đồng Reais tăng 0,10%, đưa tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,0505 R$, mức cao nhất trong 1 tuần đã tạo ra sự chốt lời ngắn hạn trên các thị trường kỳ hạn. Đồng Reais mạnh hơn đã không khuyến khích người Brazil bán cà phê xuất khẩu.
Theo các nhà nghiên cứu của Cepea ở Brazil, giá cà phê Arabica hiện nay thấp hơn gần 30% so với năm trước đã khiến người bán đứng ngoài cuộc để chờ đợi mức giá khá dĩ hơn.
Ve sầu hại cà phê – đặc điểm và các biện pháp phòng trừ
Ve sầu hại cà phê hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây cà phê. Tuy nhiên, do việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, làm chết các loài thiên địch như kiến, ong,…, khiến cho những năm gần đây ve sầu có điều kiện bùng phát, gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng của cây cà phê.
Đặc điểm của ve sầu hại cà phê
Ve sầu có nhiều nhiều loài, nhưng gây hại trên cà phê chủ yếu là 6 loài ve có tên khoa học là Macrotristria dorsalis Dundubia nagarasagna Distant: Ve sầu phấn trắng Purana pigmentata Dustant: Ve sầu nâu đỏ Purana guttularis Walker: Ve sầu nhỏ Pomponia daklakensis Sanborn: Ve sầu cánh vân Haphsa bindusa Distant: Ve sầu lưng vằn.
Mùa sinh sản của ve sầu là vào mùa mưa, từ ấu trùng sống dưới đất, ve bò lên và bám vào cành, lá để lột xác thành ve trưởng thành, sống trong khoảng 2-4 tuần. Có chiều dài thân từ 2-4cm, có cánh và bay được, con đực thường phát ra tiếng kêu đặc trưng, thu hút con cái. Sau khi giao phối thành công, ve cái đẻ trứng vào các kẽ thân, vỏ cây, rồi kết thúc vòng đời. Mỗi con cái có thể đẻ đến vài trăm trứng.
Trứng của ve sau đó nở thành ấu trùng, rơi xuống đất, đào hang làm tổ ở gần rễ cây, chích hút nhựa cây để sống. Thời gian tồn tại của ấu trùng là 1-2 năm, có loài có thể lên đến 10 năm. Khi đủ độ trưởng thành, ấu trùng lại bò lên mặt đất lột xác, bắt đầu một vòng sinh sản mới.
Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn gây hại nặng nề nhất cho cây cà phê, chúng có hình dáng tự như con sâu, làm tổ ở phần rễ, bám chặt và chích hút nhựa cây, gây thương tổn tạo điều kiện cho các loại nấm rễ tấn công. Đồng thời khi đào tổ và di chuyển trong đất, chúng còn cắn đứt các rễ tơ, rễ cám. Làm cho cây hút dinh dưỡng và nước kém hơn. Về lâu dài dẫn đến vàng lá, còi cọc, rụng trái. Cây còn nhỏ bộ rễ yếu có thể dẫn đến ngừng sinh trưởng rồi chết.
Biện pháp canh tác:
+ Chăm sóc cà phê đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng khỏe mạnh, bộ rễ phát triển tốt.
+ Hàng năm sau thu hoạch cần cào lá, dọn bồn sạch sẽ tạo sự bất lợi cho ve sầu phát triển
+ Dọn vườn tược thông thoáng, hạn chế cỏ dại
+ Có thể dùng các loại bẫy dính, quấn quanh cây vào ban đêm để bẫy ấu trùng bò lên lột xác
+ Lúc làm cỏ, làm bồn cà phê, quan sát nếu thấy đất có lẫn nhiều ấu trùng ve sầu cần tiến hành các biện pháp hóa học
+ Hạn chế tiêu diệt các loài thiên địch như kiến ăn mồi, ong, nhện, bọ rùa…
+ Ngoài ra có thể chọn giống cà phê kháng bệnh, năng suất cao, sinh trưởng mạnh, giúp cây có đủ sức chống chịu sâu bệnh Biện pháp hóa học: Hiện nay có nhiều thuốc trừ ve sầu nhưng các thuốc chứa hoạt chất. Nên phun phòng trừ định kỳ ít nhất 1 lần /năm. Vào đầu mùa mưa. Phun lên tán cây để diện trứng và tưới gốc để diệt ấu trùng. Các biện pháp hóa học ngoài diệt ve sầu còn có tác dụng diệt côn trùng gây hại khác như: Rệp sáp cà phê, Mọt đục cành cà phê, sâu đục thân cà phê.